Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

3.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp

tại các doang nghiệp tỉnh Bình Dương.

Khi đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doang nghiệp tỉnh Bình Dương, tác giả đã dựa vào việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các công tác này. Vấn đề này đã được phân tích ở chương 2, ở đây tác giả xin tổng kết lại để tạo sự chặt chẽ và logic trong việc đề xuất các giải pháp.

Điểm mạnh:

- Đường lối đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới

- Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm...

- Ngành gốm sứ của Bình Dương đã có từ lâu đời, nền tảng vững chắc. Sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, chất liệu..

- Việc hội nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tạo điều kiện cho các làng nghề, các cơ sở, công ty sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển vì mở rộng thị trường.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện: môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính - ngân hàng, cở sở vật chất hạ tầng… ngày càng hoàn thiện để các nhà đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm mỹ nghệ có điều kiện đầu tư tốt

Điểm hạn chế:

- Trong việc đàm phán với đối tác, các DN xuất khẩu gốm sứ Bình Dương luôn nằm trong vị thế cửa dưới

- Nguồn nguyên liệu bị sút giảm rõ rệt do quá trình đô thị hóa.

- Sản xuất thủ công vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bới yếu tố thời tiết, ( nắng – mưa ) ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng.

- Nguyên liệu chính làm nên sản phẩm gốm sứ là khoáng sản thiên nhiên nên về lâu dài có thể bị cạn kiệt

- Các quy định về môi trường gây nên các khó khăn cho daonh nghiệp khi chuyển đổi.

- Nguồn nhân lực làm gốm sứ ngày càng khang hiếm

- Các doanh nghiệp rất hay bị khiếu nại liên quan đến thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm.

- Thiếu vốn đầu tư.

- Hàng gốm Bình Dương đa phần chưa có thương hiệu. - Công tác về Marketing xuất khẩu còn rất yếu.

- Trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)