Thủ tục thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.4.1 Thủ tục thông quan

Được thực hiện bởi nhân viên của doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp thường thuê công ty dịch vụ bên ngoài để làm các thủ tục giao nhận vận tải bao gồm cả thủ tục hải quan, quy trình làm thủ tục thông qua các bước sau:

Chuẩn bị chứng từ

Chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục hải quan. Có thể nói việc chuẩn bị chứng từ sớm và chuẩn xác sẽ đóng góp đế 95% tiến độ khai báo hải quan cũng như chi phí làm hải quan.

Bộ chứng từ thông quan gồm các giấy tờ cơ bản sau:

Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc

Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading).

Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)

Sau khi đã chuẩn bị bộ chứng từ thông quan, người làm thủ tục hải quan thực hiện các công việc sau:

Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm.

Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, doanh nghiệp làm bước tiếp theo: Luồng xanh:Miễn kiểm thực tế hàng hóa và chứng từ, hệ thống hải quan điện tử tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

Luồng vàng: Nếu nhận được kết quả là luồng vàng, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)

Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh) Chứng từ khác: Vận đơn,..

Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên doanh nghiệp cần chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Luồng đỏ:Khi gặp phải luồng đỏ, DN phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.

Nộp thuế

Đối với sản phẩm gốm sứ xuất khẩu, mức thuế hiện tại theo quy định là 0% nên Doanh nghiệp không phải nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)