CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU
3.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp
- Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng ngày càng tăng nhưng hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ trên thị trường quốc tế là tính cạnh tranh thấp như giá cao, chất lượng không ổn định và điều quan trọng đối với hàng gốm mỹ nghệ là mẫu mã còn đơn điệu, không thay đổi đa dạng, độc đáo, độc quyền đối với các sản phẩm cạnh tranh khác giống như Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan…Cho nên vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp gốm Việt Nam là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Nâng cao vị thế của người bán trong quá trình đàm phán kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩulà một trong những điều cần thiết phải làm khi vị thế của người bán hiện nay luôn luôn nằm ở cửa dưới từ giai đoạn đàm phán đến lúc thực hiện các hợp đồng.
- Coi việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ là quan điểm mang tính nguyên tắc và xuyên suốt nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu lớn hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam nhưng việc tạo lập được mối quan hệ kinh doanh lâu dài trên thị trường này không phải là dễ. Tính cạnh tranh trên các thị trường này rất cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắc khe và thị trường được bảo vệ bằng một hệ thống pháp lý rất phức tạp… trong khi đó, sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam tính cạnh tranh còn rất hạn chế, thâm nhập vào các thị trường còn hạn chế hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, để thâm nhập nhanh, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ và tạo được vị trí vững chắc trên các thị trường này cần đòi hỏi phải xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa các nguồn lực hiện có.
- Quan điểm các doanh nghiệp nổ lực, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thông qua một số cơ chế và chính sách.
Các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ của Bình Dương hiện nay thiếu vốn, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn yếu. Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh nhiều tốt rẻ nhưng làm thế nào bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó còn là một vấn đề mới mẻ. Hơn nữa, nhiều mặt hàng gốm mỹ nghệ của Bình Dương chưa thật đẹp, giá thành cao, tính đồng bộ thấp nên sức cạnh tranh yếu. Việc tổ chức sản xuất còn phân tán, khó khăn nhất là đối với hàng xuất khẩu. Hàng gốm mỹ nghệ của Bình Dương chưa có thương hiệu tốt và thường phải xuất khẩu qua trung gian. Do đó, sự hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện dưới hình thức: tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của các doanh nghiệp.
Ngày 08/12/2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 11119/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó quan điểm về ngành gốm sứ với những nội dung sau:
Ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp được quy hoạch phát triển bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính: (1)Nhóm sản phẩm chiếu sáng; (2) Nhóm sản phẩm thủy tinh công nghiệp (thủy tinh bao bì; thủy tinh kỹ thuật; thủy tinh gia dụng…); (3) Nhóm sản phẩm gốm sứ công nghiệp (gốm sứ gia dụng; gốm sứ mỹ nghệ; gốm sứ kỹ thuật).
Theo quy hoạch, phát triển ngành Gốm sứ-Thủy tinh trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm nguồn lực chủ yếu để đầu tư phát triển ngành; khuyến khích việc đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ, từng bước tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu.
Phát triển ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển một số chuyên ngành công nghiệp, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực.
Xây dựng ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có nhiều sản phẩm chất lượng cao; đa dạng về chủng loại, mẫu mã; có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội và xuất khẩu. Phát triển ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, nâng dần tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước. Dựa trên dự báo nhu cầu sử dụng và khả năng xuất khẩu các sản phẩm của ngành, Quy hoạch đã đặt ra mục tiêu cho các nhóm sản phẩm như sau:
- Nhóm sản phẩm chiếu sáng: Giai đoạn 2016- 2020, tăng sản lượng sản phẩm
bình quân năm 6%-7%/năm.
- Nhóm sản phẩm gốm sứ: Giai đoạn 2016- 2020, sản phẩm gốm sứ gia dụng đạt
khoảng 228.000 tấn sản phẩm, đáp ứng 45% nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu đạt 43 triệu USD; sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ đạt khoảng 960.000 tấn sản phẩm, xuất khẩu đạt 615 triệu USD; sứ cách điện (điện áp 22KV-35KV) đáp ứng 90%-95% nhu cầu trong nước. Giai đoạn 2021-2030, sản phẩm gốm sứ gia dụng đạt khoảng 370.000 tấn sản phẩm đáp ứng 45%-55% nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu đạt 85 triệu USD;
sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ đạt khoảng 1,55 triệu tấn sản phẩm; sứ cách điện các loại đáp ứng 95% nhu cầu trong nước.
- Nhóm sản phẩm thủy tinh: Giai đoạn 2016- 2020, tổng sản phẩm thủy tinh công
nghiệp các loại đạt 370.000-375.000 tấn, sản phẩm thủy tinh bao bì đáp ứng 90%-95% nhu cầu cho ngành bia, rượu, nước giải khát và thực phẩm, nâng tỷ trọng sản phẩm thủy tinh kỹ thuật lên mức 15%-16% trong ngành thủy tinh công nghiệp. Giai đoạn 2021- 2030, nâng tỷ trọng của thủy tinh kỹ thuật lên 18-20% trong cơ cấu của ngành thủy tinh công nghiệp.
Để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ công thương đã phê duyệt một số giải pháp/cơ chế thực hiện như giải pháp về tổ chức quản lý, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm của ngành; giải pháp về đầu tư; giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải pháp phát triển khoa học công nghệ; giải pháp thị trường và tiêu thụ sản phẩm.