CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU
3.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu
3.4.6 Các giải pháp phụ trợ
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành gốm mỹ nghệ hiện nay rất yếu và mỏng không thể đáp ứng được những đơn hàng lớn của thị trường một cách đúng hạn. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gốm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển và hiện đại hoá ngành. Đặc biệt là đội ngũ lao động có tay nghề phải được nâng cao về tỷ trọng và trình độ để có thể tiếp thu công nghệ mới, để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành, các DN cần có những giải pháp sau:
- Khuyến khích các nghệ nhân, các hợp tác xã, hiệp hội kèm cặp, bồi dưỡng, truyền nghề cho lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, có chính sách tôn vinh các nghệ nhân, các thợ giỏi..vv
- Đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao, có chuyên môn vững vàng để đảm trách công tác thiết kế, tạo mẫu trên các phương tịên hiện đại, có nghiệp vụ marketing, nghiệp vụ xuất nhập khẩu tốt..vv
- Cần thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với nhau và tham quan tại nuớc ngoài để các doanh nghiệp tiếp cận được với các kỹ thuật mới và phương pháp quản lý tiên tiến để có thể học hỏi ngay từ chính đối thủ của mình.
Một đội ngũ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là một nền tảng vững chắc cho các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Bình Dương không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm đa dạng và độc đáo, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành gốm mỹ nghệ của địa phương.
3.4.6.2. Môi trường
Để giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường do các cơ sở gốm mỹ nghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh gây ra, chủ yếu là do sử dụng những lò nung bằng củi truyền thống và thực hiện khâu chuẩn bị nguyên liệu bằng thủ công gây ra thì các DN cần nhanh chóng di dời các sơ sở sản xuất vào những khu công nghiệp và cụm làng nghề truyền thống. Chuyển đổi từ lò nung bằng củi truyền thống sang nung bằng lò tuynel đốt bằng gas hoặc dầu.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.
Để hỗ trợ cho ngành gốm mỹ nghệ tỉnh Bình Dương thực hiện tốt những giải pháp đã nêu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu gốm mỹ nghệ tỉnh nhà, xin kiến nghị đối với các cơ quan chức năng và hữu trách như sau:
- Thực hiện việc hỗ trợ về tài chính cho các cơ sở và doanh nghiệp hoạt động trong ngành gốm mỹ nghệ như: cho vay với lãi xuất thấp nhằm khuyến khích việc di dời và thay đổi công nghệ nung và chế biến nguyên liệu, cho thuê đất với giá ưu đãi.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan như cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án khả thi, giảm bớt các khoản phí là lệ phí.
- Mở hội thi tay nghề truyền thống hàng năm nhằm giúp người lao động yêu nghề và gắn bó với nghề lâu dài.
- Công bố những chính sách ưu đãi về định hướng ngành nghề và hỗ trợ thêm thông tin về thị trường thế giới.
- Mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ khai báo hải quan và xuất nhập khẩu.
- Tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng để mọi doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tổ chức tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, huấn luyện và tiếp thị qua mạng Internet, xây dựng trang wed về gốm sứ Bình Dương.
3.5.2. Các kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất và kinh doanh ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương. Bình Dương.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh nhà thì bản thân các cơ sở và doanh nghiệp cũng phải tự vận động và năng động hơn nữa trong hoạt động của mình nên tác giả xin đề ra những kiến nghị sau cho các doanh nghiệp:
- Năng động hơn trong việc tiềm kiếm thị trường và bạn hàng. - Gia tăng, và quan tâm đúng mức vào khâu nghiên cứu thị trường.
- Bản thân các chủ doanh nghiệp phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, và phong cách làm ăn trong thời đại mới, phải đổi mới tư duy làm ăn không nên trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Không ngừng củng cố các mối quan hệ với các công ty thương mại nước ngoài, hướng đến việc mở rộng thị trường nhiều hơn nữa, đặc biệt quan tâm đến những thị trường có dung lượng lớn và khả năng thanh toán cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
- Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng và hợp lý hóa sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng, thị trường, khách hàng.. Để doanh nghiệp luôn chủ động trong việc cạnh tranh thì việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu là hết sức cần thiết.
Do đó, luận văn: “Công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, thực trạng và giải pháp” đã nghiên cứu và phân tích tình thực trạng, những điểm mạnh và hạn chế, cũng như các giải pháp giúp hoàn thiện hơn công tác tổ chức xuất khẩu. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa, đồng thời phân tích tính toán các số liệu, … Luận văn đã thực hiện một số kết quả cơ bản có thể tóm tắt như sau:
1. Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của các khâu trong công tác tổ chức xuất khẩu, từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp để khai thác các điểm mạnh và cải thiện những điểm hạn chế trong hoạt động xuất khẩu.
2. Đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi để hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu.
3. Luận văn đã đề đạt những kiến nghị với cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương có các chính sách trợ giúp về tài chính, những chính sách hỗ trợ công tác nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích bảo vệ các ngành nghề truyền thống..
Các giải pháp và kiến nghị nói trên nếu được quan tâm thực hiện đồng bộ sẽ giúp cho các doang nghiệp gốm sứ Bình Dương hoàn thiện hơn công tác tổ chức xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện có để đáp ứng tích cực hơn đối với các yêu cầu của thị trường quốc tế….nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng việt
1.GS,TS. Bùi Xuân Thu và PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, Giáo trình kinh tế
ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2007
2.Đàm Thanh, Hiệp hội gốm sứ Bình Dương: Điểm tựa cho gốm sứ phát triển bền vững, Báo Bình Dương, ngày 08/04/2010
3. Paul A.Samuelson – Wiliam D. Nordhaus. Kinh Tế Học tập 2, trang 762, Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Cương và cộng sự, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội, 2011 4. Philip R. Cateora – Mary C. Gilly- John L.Graham, Marketing Quốc tế, trang
249. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Tập thể giảng viên Khoa Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2015
5. Phùng Hiếu, Vực dậy làng nghề gốm sứ, Báo Bình Dương, ngày 13/4/2015 6. Ths. Nguyễn Văn Thủy, Nghiên cứu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương quá trình phát triển và bảo tồn, đề tài nghiên cứu Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình
Dương, năm 2010
7. Văn Thị Thùy Trang và Phan Anh Tú, Làng nghề gốm sứ Bình Dương và phát triển du lịch ở địa phương. Tài liệu hội thảo “Làng nghề và phát triển du
lịch”, 2014
8. GS.TS.Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, 2011
B. Các ấn phẩm điện từ:
9. Bộ công thương Việt Nam, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại
duyet-quy-hoach-phat-trien-nganh-gom-su-thuy-tinh-cong-nghiep-viet-nam- %C4%91en-nam-2020-tam-nhin-%C4%91en-nam-2030-104452-16.html
10. Báo Bình Dương (2018), Ngành gốm sứ Bình Dương: Tập trung nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tại địa chỉ: http://socongthuong.binhduong.gov.vn/thong-tin-cong-
thuong/tin-tuc/nganh-gom-su-binh-duong-tap-trung-nang-cao-chat-luong-san-pham- 3880.html
11. Hà An (2017), Tinh hoa gốm sứ Bình Dương. Tại địa chỉ: http://ttv24h.vn/tinh- hoa-gom-su-binh-duong-a16238.html
12. Hải Sư (2016), Hiệu quả từ việc đổi mới công nghệ nung gốm sứ. Tại địa chỉ: http://sokhcn.binhduong.gov.vn/New/hieu-qua-tu-viec-doi-moi-cong-nghe-nung-gom- su-774
13. Hòa Lê (2018), Bình Dương làm gì giúp các doanh nghiệp gốm khẳng định vị
thế?. Tại địa chỉ: https://baomoi.com/binh-duong-lam-gi-giup-cac-doanh-nghiep-gom- khang-dinh-vi-the/c/27580602.epi
14. Huyền Trang (2018), Tìm thị trường xuất khẩu cho làng nghề. Tại địa chỉ: https://bnews.vn/tim-thi-truong-cho-san-pham-la-ng-nghe-/97162.html
15. Hưng thảo (2018), Bình Dương: 9 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 17 tỷ
USD. Tại địa chỉ: http://socongthuong.binhduong.gov.vn/thong-tin-cong- thuong/thuong-mai/binh-duong-9-thang-kim-ngach-xuat-khau-dat-hon-17-ty-usd- 3788.html
16. Khánh Vinh ( 2014), Gốm sứ Bình Dương: Nỗ lực vượt khó, kì vọng thành
công. Tại đường dẫn: http://www.thuvienbinhduong.org.vn/?ArticleId=c90071dd-1261-
4ada-b43b-ab1eb6eac232
17. Phùng Hiếu(2018), Ngành gốm nỗ lực vượt khó., Tại địa chỉ:
18. Thu Dịu (2019) Gốm sứ Bình Dương tìm hướng giữ vững thị trường xuất khẩu. Tại địa chỉ: https://baohaiquan.vn/gom-su-binh-duong-tim-huong-giu-vung-thi-truong- xuat-khau-98155.html
19. Tổng hợp ( 2018 ) Mỹ - thị trường xuất khẩu chủ lực sản phẩm gốm sứ năm
2018. Tại địa chỉ : http://vietnamexport.com/my-thi-truong-xuat-khau-chu-luc-san-
pham-gom-su-nam-2018/vn2530212.html
20. Trọng Nghĩa(2017), Nghề gốm sứ gặp khó khăn trong thời kì hội nhập. Tại địa chỉ: http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1074/54233/nghe-gom-su-gap-kho- trong-thoi-ky-hoi-nhap
21. Tuấn hoàng (2017) Đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược xuất nhập
khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương đến năm 2017 và định hướng từ nay đến năm 2020.
Tại địa chỉ : http://socongthuong.binhduong.gov.vn/thong-tin-cong-thuong/tin- tuc/danh-gia-so-ket-tinh-hinh-thuc-hien-chien-luoc-xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-tinh- binh-duong-den-nam-2017-va-dinh-huong-tu-nay-den-nam-2020-3248.html
22. Tường Vi (2010), Bình Dương thiếu nguồn nhân lực gốm sứ. Tại địa chỉ:
https://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/36587/Binh-Duong-thieu- nguon-nhan-luc-gom-su.html
23. Xuân Vĩ (2018) Ngành gốm sứ: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch năm. Tại địa chỉ: http://www.thuvienbinhduong.org.vn/?ArticleId=ea52478b-5753-4523-bd2a- 20041adefb96
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỐM SỨ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
***
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
Kính gửi Quý Ông/Bà,
Tôi hiện là học viên cao học tại đại học Ngoại Thương TP. HCM, tôi đang nghiên cứu về công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, rất mong ông bà dành chút thời gian để điền bản khảo sát này. Những thông tin mà Ông/ Bà cung cấp sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ Bình Dương trong thời gian tới.
Tất cả thông tin do Ông/Bà cung cấp tại Phiếu khảo sát này sẽ được bảo mật, ẩn danh, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nêu trên và sẽ không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà và Doanh nghiệp./.
PHẦN I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT
CH 1. Thông tin chung về Doanh nghiệp
Tên Doanh
nghiệp:………...
Địa chỉ Doanh
nghiệp:………..
Người trả lời khảo
sát:... Chức
danh... Điện thoại (di động):……….Email:
Thành phần của Doanh Nghiệp [CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời P
A
Ghi chú
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1
Doanh nghiệp nhà nước 2
Doanh nghiệp tư nhân 3
CH 2. Xin cho biết số lao động hiện có của doanh nghiệp là bao nhiêu? [CH MỘT LỰA CHỌN] Phương án trả lời P A Ghi chú Trên 300 1 Từ 100-300 2 Từ 50-dưới 100 3 Dưới 50 4
PHẦN II.THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN KHÁCH HÀNG
CH 3. Doanh nghiệp Ông/Bà có hoạt động xuất khẩu hàng hóa hay không?
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Có 1
Không 2
CH 4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Doanh nghiệp là thị trường nào?
[CH NHIỀU LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Hoa kì 1
Châu Âu 2
Nhật Bản 3
Úc 4
Thị trường khác (vui lòng ghi cụ thể) 5
Thị Trường khác (5)
... ...
CH 5. Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty trung gian
ở Việt Nam và nước ngoài ?
[CH NHIỀU LỰA CHỌN] Phương án trả lời PA Quốc gia/ khu vực gặp khó khăn
Thông qua các công ty trung gian 2 Khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Khác(3):
...
CH 6. Doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng xuất khẩu thông qua phương thức nào?
[CH NHIỀU LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Thông qua Internet 1
Tham gia hội chợ triển lãm 2 Gặp trực tiếp khách hàng 3 Khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp 4
CH 7. Doanh nghiệp có kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác hay không?
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Phần lớn lô hàng có kí kết hợp đồng xuất khẩu 1 Phần lớn lô hàng không kí kết hợp đồng xuất khẩu 2 Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3)
... ...
CH 8. Điều kiện thương mại mà Doanh Nghiệp lựa chọn khi kí kết hợp đồng xuất khẩu
phần lớn là?
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
FOB 1
CIF 2
Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3)
CH 9. Phương thức thanh toán mà Doanh Nghiệp lựa chọn khi kí kết hợp đồng xuất khẩu phần lớn là?
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
T/T 1
Tín dụng chứng từ 2
Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3):
... ...
PHẦN III. SẢN XUẤT VÀ CHUẨN BỊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
CH 10. Nguồn hàng xuất khẩu của Doang nhiệp chủ yếu đến từ :
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Doanh nghiệp tự sản xuất 1
Đặt gia công các doanh nghiệp khác 2 Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3):
... ...
Sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu sử dụng loại lò nào? [CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Lò đốt củi 1
Lò đốt ga 2
Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3):
... ...
Phương án trả lời PA Ghi chú
Làm thủ công bằng tay 1
Làm bằng máy 2
Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 3
Ý kiến khác (3):
... ...
CH 11. Theo doanh nghiệp, yếu tố nào dưới đây gây khó khăn nhiều nhất đến hoạt động
sản xuất gốm sứ?
[CH MỘT LỰA CHỌN]
Phương án trả lời PA Ghi chú
Điều kiện thời tiết không thuận lợi 1
Thiếu hụt lao động 2
Các quy định về môi trường 3 Chi phí nguyen vật liệu tăng cao 4 Ý kiến khác (vui lòng ghi cụ thể) 5
Ý kiến khác (5):
... ...
CH 12. Đối với doanh nghiệp, loại chi phí nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong