Điểm hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh

2.2.3.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân

- Trong việc đàm phán với đối tác, các DN xuất khẩu gốm sứ Bình Dương luôn nằm trong vị thế cửa dưới, điều này thể hiện qua việc đối tác có thể áp đặt sức mạnh của người mua (Buyer power) trong đàm phán, người mua có thể ép giá,

thời gian giao hàng sớm, thanh toán sau và các đòi hỏi khác kèm theo có lợi cho người mua như yêu cầu các mẫu mã nhãn mác cầu kì..vv. các doang nghiệp muốn bán được hàng nên phải cố chiều theo các yêu cầu của khách hàng.

- Phần lớn các DN gốm sứ không kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác mà chỉ làm việc dựa trên đơn đặt hàng của từng đơn hàng, việc này rất rủi ro cho các nhà cung cấp nếu xảy ra tranh chấp. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một là hợp đồng xuất khẩu gốm sứ thường có giá trị không cao, hai là đa số các khách hàng của doanh nghiệp là các khách hàng quen và lâu năm.

- Trước đây nguồn nguyên liệu gốm rất dồi dào, quỹ đất có thể khai thác làm nguyên liệu gốm rất nhiều nhưng hiện nay với tốc độ đô thị hóa, các khu đô thị mọc lên càng nhiều đồng nghĩa với bê tông hóa, quỹ đất ngày càng bị thu hẹp lại cùng với nó là nguồn nguyên liệu bị sút giảm rõ rệt, đã xuất hiện một vài đợt khan hiếm đất nguyên liệu làm gốm trong thời gian gần đây khi đất nguyên liệu không đủ để sản xuất trong mùa cao điểm.

Không những bị sụt giảm về số lượng mà chất lượng đất làm gồm cũng bị giảm đi nhiều khi nguồn đất bị ô nhiểm do các loại hóa chất thải ra từ nguồn nước thải của các nhà máy hay các loại thuốc bảo vệ thực vật dung trong nông nghiệp. - Sản xuất thủ công vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bới yếu tố thời tiết, ( nắng – mưa )

ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng

- Nguyên liệu chính làm nên sản phẩm gốm sứ là khoáng sản thiên nhiên nên về lâu dài có thể bị cạn kiệt

- Các quy định về môi trường yêu cầu các doanh nghiệp một là chuyển sang sử dụng lò đốt ga hai là phải chuyển địa điểm sản xuất ra các vùng xa khu dân cư, đây là một yêu cầu gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không có khả năng chuyển các lò truyền thống đốt củi sang lò hiện đại đốt ga vì chi phí cao. Bên cạnh chi phí chuyển đổi sang lò ga thì địa điểm sản xuất xa còn đồng nghĩa với việc khan hiếm nhân công, chi phí vận chuyển tăng lên làm giảm

sức cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy đã có một số cơ sở sản xuất buộc phải đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

- Nguồn nhân lực làm gốm ngày càng khang hiếm khi các thế hệ lao động trẻ chuyển hướng sang làm các ngành nghề khác, họ không còn muốn gắn bó với những ngành nghề thủ công truyền thống nên nghề gốm hiện nay thiếu nguồn nhân lực có tâm huyết và tay nghề cao.

- 96% doanh nghiệp được khảo sát trả lời doanh nghiệp thỉnh thoảng bị phía đối tác khiếu nại, trong đó nguyên nhân khiếu nại là do chất lượng sản phẩm chiếm 40% các trường hợp, 50% là do giao hàng chậm trễ, còn lại 10% là do các nguyên nhân khác. Khi có khiếu nại xảy ra, 100% các doang nghiệp phải đền bù bằng cách trừ tiền hàng hoặc giao hàng thay thế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Gốm sứ mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xuất khẩu của tỉnh Bình Dương và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện các hoạt động tổ chức xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả là ngành gốm Bình Dương đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Tuy nhiên, công tác tổ chức xuất khẩu hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng, đàm phán và kí kêt hợp đồng cũng như trong các khâu sản xuất chưa khai thác tương xứng với tiềm năng. Đặc điểm lớn nhất của của gốm sứ mỹ nghệ Bình Dương hiện nay vẫn là chất lượng, tính đa dạng, độc đáo của sản phẩm phương thức xuất khẩu còn khá lạc hậu, mang tính bị động. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài, thiếu thế chủ động trong việc tiếp cận khách hàng, khả năng đàm phán còn yếu kém dẫn đến thế luôn chịu lép vế trước các điều khoản đưa ra từ phía khách hàng.

Để nâng cao vị trí xuất khẩu của hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương cần tận dụng tốt những cơ hội, khắc phục những yếu kém, phát huy những thuận lợi. Đặc biệt là trong thị trường quốc tế sự cạnh tranh rất gay gắt, chúng ta cần tìm ra các biện pháp có hiệu quả để hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu, giúp cho gốm sứ Bình Dương luôn giữ được nhịp độ phát triển.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU GỐM SỨ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)