Quy trình công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh

2.2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất

Trước đây, quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương mang đậm tính chất thủ công, chủ yếu sử dụng lao động tay chân. Ngày nay, công nghệ sản xuất gốm sứ Bình Dương đã tiến hành thủ công kết hợp với cơ giới từ khâu khai thác caolin, đến chế biến caolin, gia công phối liệu, tạo dáng sản phẩm, sấy, phơi tráng men, trang trí và nung. Những

doanh nghiệp lớn đã trang bị máy nén chân không giúp loại bỏ không khí nằm trong phôi liệu; nâng cao độ đồng nhất, độ sít đặc và độ dẻo của sản phẩm. Nung là khâu vô cùng quan trọng trong qui trình sản xuất gốm sứ, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Những bí quyết gia truyền cùng những kiến thức mới được trang bị đã giúp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ Bình Dương tạo ra các sản phẩm không bị biến dạng, kết khối tốt bảo đảm các yêu cầu, các tính chất như: cường độ cơ học, độ bền hóa. Những “bí quyết” kỹ thuật nung gốm sứ của các lò gốm Bình Dương gồm các điểm chính như sau: - Xác định loại bao thích hợp cho một sản phẩm nung. Các loại khuôn bao hiện nay

được các cơ sở chuyên môn sản xuất để phục vụ các lò.

- Cách sắp xếp sản phẩm vào lò sao cho đảm bảo độ thông gió tốt, nhiệt độ phân bố đều và chịu áp suất trong lò như ý muốn. Hầu hết các lò gốm ở Bình Dương được xây dựng trên một diện tích khá lớn, xây theo độ dốc, để ngọn lửa có thể di chuyển từ căn thứ nhất cho đến căn cuối cùng. Khi nung, ngọn lửa sẽ từ dưới thấp bốc lên cao. Mỗi căn lò đều chừa một lỗ nhỏ gọi là mắt lò để người thợ lò quan sát, xác định độ nóng bên trong và định thời điểm giảm nhiệt và đưa sản phẩm ra khỏi lò.

Quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương đã thể hiện một số ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Là quy trình sản xuất mang nặng tính thủ công nên thu hút được nhiều lao động. - Nguồn nguyên liệu khai thác tại địa phương nên rẻ, ổn định và không phải mất ngoại

tệ để nhập khẩu như những ngành công nghiệp khác.

- Khuôn mẫu, hoa văn trên sản phẩm dễ thay đổi nên có thể thay đổi mẫu mã hoặc chuyển hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Không yêu cầu cao về vốn, nhờ vậy khấu hao tài sản thấp, giá thành hạ.

Nhược điểm:

- Vì là quy trình đậm nét thủ công nên năng suất thấp, áp dụng kỹ thuật vào quy trình rất khó khăn.

- Quy trình sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nhất là trong những tháng mưa, không khí ẩm ướt, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

- Phần lớn doanh nghiệp đã chuyển dần qua sử dụng lò đốt ga, nhưng vẫn còn một bộ phận lò nung hiện nay vẫn còn dùng củi đốt lò nên còn gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.

Do quy trình kỹ thuật phần nào đã được cải thiện, nên trình độ tay nghề công nhân cũng dần dần từng bước thích nghi với yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu với kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, đặc trưng của hàng gốm sứ là cần sự khéo léo và sáng tạo, nhằm có thể tạo ra sản phẩm không những đạt yêu cầu về chất lượng mà đồng thời phải thể hiện nét thẩm mỹ, kết hợp được nét đẹp cổ truyền với tính hiện đại trong sản phẩm. Để đạt được những yêu cầu trên ngoài việc hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng thì nhân tố con người đóng vai trò then chốt quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)