Các điểm mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh

2.2.3.1. Các điểm mạnh

- Đường lối đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Chính sách của Chính phủ ta ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn các tiềm năng cho sản xuất các hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. Vận dụng chính sách của Chính phủ từng địa phương đã có những giải pháp tích cực cho sản xuất các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. Chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, cho vay vốn sản xuất, xét duyệt và chỉ đạo thực hiện các phương án sản xuất ngành nghề của các địa phương, thường xuyên xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân... đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống

- Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá, mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội giao thương mới cho tất cả các ngành nói chung và ngành gốm mỹ nghệ nói riêng. - Ngành gốm sứ của Bình Dương đã có từ lâu đời, nền tảng vững chắc. Sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, chất liệu.. Các nghệ nhân gốm có tay nghề, đa số chủ các doanh nghiệp là thế hệ kế thừa truyền thống làm

gốm của gia đình nên ngoài tay nghề họ là những người có tâm huyết đến ngành gốm của cha ông để lại.

- Gốm sứ là một trong những mặt hàng có thuế XK bằng 0% nên doanh nghiệp không phải đóng thuế xuất khẩu cho các mặt hàng này. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ chủ yếu có sẵn tại địa phương nên thuận tiện cho việc sản xuất.

- Việc hội nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tạo điều kiện cho các làng nghề, các cơ sở, công ty sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển vì mở rộng thị trường.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện: môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính - ngân hàng, cở sở vật chất hạ tầng… ngày càng hoàn thiện để các nhà đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm mỹ nghệ có điều kiện đầu tư tốt

- Các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương đã bắt đầu chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. - Hiện nay một trong những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với ngành gốm Việt

Nam nói chung và gốm Bình Dương là các sản phẩm gốm Trung Quốc, nhưng với quy định mới từ năm 2015, Trung Quốc bắt buộc các nhà máy phải tuân thủ các điều kiện về xử lý chất thải, đóng cửa các nhà máy không đạt chuẩn về bảo vệ môi trường, quy định mới này đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành gốm sứ Trung Quốc, một số các doanh nghiệp trong ngành phải đóng cửa, các doanh nghiệp còn lại buộc phải đầu tư nâng cấp công nghệ, đồng thời chịu mức thuế môi trường cao hơn. Qua đó làm giảm một phần sức cạnh tranh của sản phẩm gốm Trung Quốc so với gốm sứ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)