Giải pháp hoàn thiện công tác tìm kiếm khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

3.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức xuất khẩu

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tìm kiếm khách hàng

Phần lớn các DN gốm sứ Bình Dương là các DN vừa và nhỏ, khi các doanh nghiệp này ngại tham gia các hội chợ triễn lãm tại nước ngoài do e ngại chi phí đắt đỏ thì có hai giải pháp giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề chi phí:

Giải pháp thứ nhất: 2-3 doanh nghiệp cùng liên kết với nhau thuê cùng một gian hàng tại hội chợ, cùng thuê một container để vận chuyển hàng mẫu và sau đó mỗi DN gửi 1-2 nhân viên để tiếp khách tại hội chợ

Bảng 3.1 Chi phí tham gia hội chợ Ambiente, Frankfurt, Đức năm 2020 Chi phí cho kích thước gian hàng tiêu chuẩn: 6mx9m = 54m2

Loại chi phí Số tiền ( EUR) Lưu ý

Thuê mặt bằng 13.446 Đơn giá 249 EUR/ m2

Vận chuyển mẫu từ Việt Nam sang Frankfurt

1.900 Đơn giá/ container 20’

Vận chuyển nội địa Đức 2.500 Đơn giá/ container 20’ Vé máy bay khứ hồi cho nhân

viên

3.600 Chi phi cho 3 nhân viên

Chi phí sinh hoạt của nhân viên 800 100 EUR/ ngày x 8 ngày

TỔNG 22.406.2

Nguồn: Từ báo giá của ban tổ chức hội chợ Ambiente và các chi phí tác giả tổng hợp Lợi ích của giải pháp này là: các DN vẫn đảm bảo đưa được những mẫu mã mới của công ty mình đi tham dự hội chợ, có cơ hội gặp gỡ các khách hàng quốc tế tại các hội chợ triễn lãm lớn như Ambiente, Đức, Los Angeles, Mỹ..vv với khoản chi phí chấp nhận được. Để áp dụng được giải pháp này thì các DN phải có sự liên kết với nhau, đặc biệt hiệp hội gốm sứ Bình Dương phải phát huy vai trò là cầu nối cho các doanh nghiệp gặp gỡ giao lưu, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp để cùng nhau phát triển.

Giải pháp thứ hai: để giúp các doanh nghiệp gốm sứ vừa và nhỏ của Bình Dương trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng đó là tham dự hội chợ triển lãm trong nước, đặc biệt là VIFA Expo và Life Style được tổ chức lần lượt vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai hội chợ liên quan đến ngành hàng trang trí, thủ công mỹ nghệ có sức thu hút lớn nhất của Việt Nam đối với các khách hàng nước ngoài. VIFA( Vietnam International Furniture & Home Accessories Fair ): Tuy là hội chợ chuyên về đồ gỗ nhưng các mặt hàng trang trí nội thất, sân vườn, thủ công mỹ nghệ cũng là những mặt hàng chủ lực tại hội chợ này. Hàng năm VIFA có trên 1500 gian hàng và thu hút được hàng ngàn nhà nhập khẩu từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Life Style: Lifestyle 2019 được tổ chức từ ngày 17-20/4 năm 2019, dự kiến có gần 1000 gian hàng trưng bày và thu hút được 2000 nhà nhập khẩu từ khắp nơi trên thế

giới. Đặc biệt một trong những lý do Life Style thu hút được rất nhiều nhà nhập khẩu ghé thăm là do ban tổ chức đã sắp xếp thời gian tổ chức Life Style cùng thời gian với Canton Fair, tại Trung Quốc, đây là khoảng thời gian phù hợp và rất thuận tiện cho các nhà nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới coi Lifestyle tại Hồ Chí Minh là một điểm dừng trước khi di chuyển sang Quảng Châu, Trung Quốc để dự Canton Fair. Bản thân tác giả đã tiếp xúc với rất nhiều khách hàng là nhà nhập khẩu có lịch trình di chuyển tương tự.

Với khoảng cách rất gần từ Bình Dương lên TP. HCM, chi phí tham dự 2 hội chợ nói trên cũng phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đây hoàn toàn là một phương án khả thi để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng là các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới.

Bảng 3.2: Chi phí tham gia hội chợ VIFA và Lifestyle

Loại chi phí Số tiền ( VND) Lưu ý

Thuê mặt bằng tại VIFA 28.000.000 Giá chỉ mang tính tham khảo, tùy vào vị trí gian hàng mà sẽ có giá khác nhau Thuê mặt bằng tại Life Style 18.000.000

Chi phí vận chuyển mẫu 10.000.000

Chi phí đèn, kệ 15.000.000

Chi Phí khác 5.000.000

Nguồn: tác giả tổng hợp Một số giải pháp khác:

Ngoài hai giải pháp nói trên thì một trong những hình thức quảng bá sản phẩm của DN tới khách hàng một cách hữu hiệu đó là sử dụng mạng Internet. Hình thức quảng bá này cung cấp mọi tiện nghi bổ sung thêm các nét đặc trưng của phương tiện đa năng như âm thanh, hình ảnh, màu sắc sống động. Các doanh nghiệp có thể truy cập vào và trao đổi thông tin về sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng với công ty. Để

hình thức quảng bá này thực hiện có hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần thiết kế cho mình một website riêng giới thiệu về sản phẩm của mình.

Tổ chức hội chợ chuyên ngành gốm mỹ nghệ và thiết bị trang trí vườn kết hợp du lịch làng nghề, du lịch sinh thái tại Việt Nam: Việt Nam nên có kế hoạch xây dựng và tổ chức Trung tâm hội chợ chuyên ngành triển lãm các mặt hàng gốm và hàng mỹ nghệ của cả nước đồng thời kết hợp các tour du lịch cho khách tham quan Hội chợ, nhờ những tour này mà khách hàng có thể kết hợp hai mục đích vào trong một chuyến đi đến Việt Nam đó là tìm mua hàng và du lịch.

Đẩy mạnh thương mại điện tử: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ cần đầu tư xây dựng các trang web của mình để cung cấp mọi thông tin về sản phẩm của mình, chủ động giới thiệu các sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể biết thêm về nhu cầu, thói quen, hành vi tiêu dùng… của khách hàng quốc tế và có thêm nhiều cơ hội bán hàng. Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động marketing, hình ảnh của Việt Nam nói chung, hình ảnh của gốm nói riêng được khách hàng nước ngoài biết đến ngày càng nhiều. Ngoài ra, nó còn giúp các doanh nghiệp nắm được các nhu cầu thị hiếu của khách hàng để có những chính sách cho sản xuất, bán hàng phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tổ chức xuất khẩu gốm sứ tại các doanh nghiệp tỉnh bình dương, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)