Khái niệm về giữ chân nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 33 - 34)

9. Quy trình và mô hình nghiên cứu đề xuất

1.1.2 Khái niệm về giữ chân nhân viên

viên

Giữ chân nhân viên là một động thái mà các doanh nghiệp tạo ra một môi

trường để các nhân viên gắn bó lâu dài. Theo Chaminade (2007), mối quan hệ gắn

bó này nên có độ bền và liên kết các nhân viên với tổ chức bởi các giá trị chung và

1 3

bởi cách thức mà các tổ chức đáp ứng các nhu cầu của nhân viên. Mục đích chính

của việc giữ chân nhân viên là để ngăn chặn sự tổn thất của nhân viên có năng lực

của doanh nghiệp, mà có thể có ảnh hưởng xấu đến năng suất và quá trình cung cấp

dịch vụ. Ngoài ra, giữ chân nhân viên cho phép các nhà quản lý cấp cao và các nhà

quản lý trực tiếp thu hút và duy trì hiệu quả các nhân viên có các kỹ năng quan

trọng và năng suất lao động cao. Tạo ra một chiến lược giữ chân nhân viên có nghĩa

là đặt nhu cầu và mong đợi của nhân viên của doanh nghiệp lên trên để đảm bảo sự

hài lòng nghề nghiệp của nhân viên và tạo ra một mối quan hệ đáng tin cậy. Trong

mối quan hệ ổn định này, nhân viên ở lại bằng sự lựa chọn cá nhân dựa trên sự tự

do và xem xét quyết định. Giữ chân nhân viên đóng góp một phần quan trọng vào

thành công chung của doanh nghiệp. Nhân viên tài năng và có hiệu quả làm việc

cao cần được khuyến khích ở lại doanh nghiệp bằng cách tạo dựng các chính sách

giúp các nhân viên có cơ hội để họ chứng minh kỹ năng của mình và đảm bảo rằng

chúng phù hợp với công việc. Theo quan điểm của Nyoka (2006), chính sách giữ

chân nhân viên bao gồm các chiến lược sẽ cho phép nhân viên cân bằng nhu cầu

giữa cuộc sống công việc của họ với cuộc sống gia đình của họ bằng cách thiết lập

các chính sách gia đình thân thiện và cho phép sắp xếp công việc linh hoạt để phù

hợp các vấn đề cá nhân cần thiết. Phillips và Connell (2002) phát biểu rằng giữ chân

nhân viên liên quan đến sự nhạy cảm về nhu cầu nhân viên và thể hiện các chiến

lược khác nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu đó.

Như vậy giữ chân nhân viên là việc sử dụng các chính sách, tạo sự gắn bó của

nhân viên ở lại với tổ chức thông qua các chính sách thỏa mãn nhu cầu của nhân

viên, gắn kết lợi ích của nhân viên và tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)