Các lý thuyết liên quan đến việc giữ chân nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 38 - 39)

9. Quy trình và mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3 Các lý thuyết liên quan đến việc giữ chân nhân viên

và gây

ra thiệt hại chi phí đáng kể (Bliss, 2007, tr.320).

Sherman et al. (2006) cũng đồng tình như vậy và đưa ra các chi phí trực tiếp và

gián tiếp liên quan từ thay đổi nhân sự bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí tuyển dụng

- đó là một mất mát về hiệu quả làm việc tạm thời bởi việc nhân viên nghỉ việc.

Ngoài các chi phí trực tiếp đề cập ở trên, cũng có những chi phí gián tiếp bao gồm

mất thiện chí, mất doanh số, và mất khách hàng. Do chi phí thay đổi nhân sự cao và

tác động tiêu cực của nó trong một doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý cần phải

chuẩn bị thật kỹ các chính sách giữ chân nhân viên để giảm lượng nhân viên nghỉ

việc .

1.3 Các lý thuyết liên quan đến việc giữ chân nhân viên viên

Các lý thuyết tạo động lực để giữ chân nhân viên có thể được chia ra làm ba

nhóm giải thích hành vi và thái độ của nhân viên. Nhóm lý thuyết về nhu cầu dựa trên

giả định rằng con người có nhu cầu cá nhân nhằm thúc đẩy hành động của họ, với các

nhà lý luận như Maslow, Herzberg và Hackman - Oldham nổi tiếng về các tác phẩm

của họ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các lý thuyết về quá trình đã xác định mối

quan hệ giữa các biến tạo động lực, bao gồm các lý thuyết của Vroom, Adams,

L.Porter - E. Lawler. Nhóm thứ ba là lý thuyết tăng cường, đây là lý thuyết hướng

vào việc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường, chú

trọng khéo léo vào các phần thưởng hay hình phạt, do Burrhus Frederic Skinner sáng

1 6

tạo ra. Tuy nhiên, trọng tâm chính của bài viết này, là về lý thuyết của Herzberg về

động cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)