Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 40 - 43)

9. Quy trình và mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3.1.1 Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Maslow

Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, gốc Nga. Năm 1943, Ông bắt

đầu nghiên cứu lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và

được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết thang bậc nhu cầu của

con người (Hierarchy of Needs). Theo đó, Maslow cho rằng con người có rất nhiều

nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn, được chia thành 5 loại và xếp

hạng theo mức độ quan trọng từ dưới lên như hình 1.2.

Hình 1.2: Tháp nhu cầu của Maslow

Nguồn: Maslow, A. H. (1943). A theory of human motivation. Psychological

review,50(4), tr. 370

5 nhu cầu bao gồm:

- Nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở, chỗ

ngủ và các nhu cầu cơ thể khác. Chúng là các nhu cầu cơ bản nhất của con người và giữ vị trí thấp nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của

Maslow. Người ta thường cố gắng thỏa mãn các nhu cầu sinh lý này trước

các nhu cầu khác.

- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi

các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ. Sau nhu cầu vật chất, con người

cần được thỏa mãn các nhu cầu ở mức cao hơn.

- Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và

chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu

bạn bè, giao tiếp. Những nhu cầu này được xếp trên các nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn, ở mức thứ 3 trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow.

1 7

1 8

- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận

và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình. Để thỏa mãn những nhu

cầu này, người ta sẽ tìm cơ hội để thành đạt, được thăng chức, có uy tín và

địa vị để khẳng định khả năng và giá trị của mỗi người. Những nhu cầu này

được xếp vào bậc thứ 4 trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được

biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các

thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo. Những nhu cầu này được

xếp ở vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow.

Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà

quản trị đó là muốn lãnh đạo nhân viên thì điều quan trọng là bạn phải hiểu nhân

viên của bạn đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó cho phép đưa ra các giải

pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên đồng thời bảo đảm đạt đến

các mục tiêu tổ chức. Tuy nhiên, người ta không nhất thiết phải thỏa mãn các nhu

cầu theo một trật tự liên tục như hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow và có thể

cùng lúc mà con người có rất nhiều nhu cầu ở các cấp khác nhau cần thỏa mãn. Do

đó, để các nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu của nhân viên đang là gì để tác động làm họ thỏa mãn và giữ chân họ trong tổ chức không phải là điều dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHIẾN lược GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN GMO z COM RUNSYSTEM (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)