về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Trên thế giới, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, khơng có cơng trình nào nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Còn ở trong nước, một số cơng trình tiêu biểu phải kể đến là:
- Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ pháp chế sở,
ngành trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng”, Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, thực hiện và nghiệm thu năm 2012. Đề tài này nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng; do đó, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành và thực tiễn thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Kết quả của Đề tài đã chỉ ra những hạn chế về cơ chế, chính sách pháp luật hiện nay và những hạn chế trong thực tiễn thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng, trong đó có việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố dẫn đến tình trạng chưa kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai và phối hợp triển khai công tác này. TP. Đà Nẵng chưa ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP; kinh phí dành cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng chưa được quan tâm bố trí thỏa đáng; nhân sự thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các Sở, ngành thành phố hoàn toàn là kiêm nhiệm và đặc biệt là chưa xác định được trọng tâm trong nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại tỉnh nhà. Các nguyên nhân rút ra từ Đề tài là công tác phổ biến, tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa hiệu quả; sự quan tâm của các cơ quan trên địa bàn thành phố về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa sâu sắc; sự phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý giữa các sở, ngành trên địa bàn chưa được chặt chẽ, nhịp nhàng. Từ đó, Đề tài cũng đã đưa ra được một số giải pháp khắc phục như tổ chức nhân sự, bố trí nhân sự tại các sở, ngành, nhất là nhân sự làm công tác pháp chế trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đầu mối thực hiện là Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng; Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành và triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quan tâm
bố trí kinh phí từ ngân sách thành phố một cách hợp lý cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tóm lại, Đề tài nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho Nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về nhân lực và tài lực hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở các địa phương như một trong những yếu tố có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương.
- “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay – một vài bất cập, nguyên nhân và kiến nghị”, của Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 1(214)/2010. Nội
dung cơ bản của bài báo là phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được triển khai từ năm 2008 (năm ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP) đến 2010, những kết quả đạt được, những hạn chế cần phải khắc phục và những nguyên nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động này trong thời gian tới. Đề xuất chính của bài báo này là cần phải có giải pháp đồng bộ tuyên truyền, phổ biến và đẩy mạnh việc triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ- CP tại các Bộ, ngành và địa phương (bởi thời điểm bài viết này được cơng bố thì Nghị định số 66/2008/NĐ-CP mới được thực hiện gần 02 năm, vẫn còn nhiều bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm triển khai Nghị định trên). Các kết quả nghiên cứu của bài báo này cung cấp thơng tin cho Nghiên cứu sinh khi hồn thiện các nội dung trong luận án liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua và giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
- “Nâng cao hoạt động hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội
viên trong hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, của Nguyễn Thanh
Bình, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2010. Nội dung cơ bản của bài báo là xác định được tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với tư cách là một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp, trong đó có giải pháp về tăng cường tổ chức, nhân lực, tài chính cho hoạt động hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp hội viên trong hệ thống Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từ Trung ương xuống các địa phương. Các thông tin trong bài viết từ thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã cung cấp cho tác giả thêm các thơng tin, minh
chứng cụ thể về vai trị của các tổ chức phi nhà nước trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua.
- “Doanh nghiệp mong gì từ hỗ trợ pháp lý”, của Trương Thanh Đức, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 12/2010. Nội dung cơ bản của bài báo là xác định các nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp hiện nay và trong thời gian tới, trong đó có nhu cầu về thơng tin pháp lý, nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh, nhất là các kiến thức pháp luật về hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh…; giải đáp pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị của doanh nghiệp về hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh nói riêng. Các thơng tin trên cũng là nguồn thơng tin hữu ích giúp tác giả nắm bắt được nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu thực sự của doanh nghiệp, qua đó, đề xuất được các giải pháp hữu hiệu để đáp ứng được một cách kịp thời và đầy đủ dưới góc độ của các doanh nghiệp cần gì, cần hỗ trợ pháp lý như thế nào từ Nhà nước mới hiệu quả, thiết thực.
- “Vai trò của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, của Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
tháng 12/2010. Nội dung cơ bản của bài báo là xác định và củng cố vị trí, vai trị của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp trong “mái nhà pháp chế doanh nghiệp” ở Việt Nam. Theo tác giả, với vai trò là “cầu nối” giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp phải giữ một vai trò đặc biệt trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là trong việc triển khai các hoạt động tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc theo yêu cầu của doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014. Đây là các số liệu minh chứng hiệu quả và vai trò của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua.
- “Phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với cộng
đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, của Tơ Hồi Nam, Ths. Lê Anh Văn, Tạp chí
dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 5/2013. Nội dung cơ bản của bài báo là trên cơ sở xác định được vị trí, vai trị quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xác định được nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như nhu cầu thông tin pháp lý, nhu cầu xây dựng
mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,… tác giả của bài báo đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong đó có việc triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014.
- “Bước đột phá mới góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn”,
của Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề, tháng 5/2013. Nội dung cơ bản của bài báo là tổng kết giai đoạn 1 của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 với các kết quả đạt được, những nhiệm vụ chưa hồn thành để từ đó đề xuất các giải pháp về hoàn thiện cơ chế thực hiện nhằm tạo bước đột phá mới trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Đây là các thơng tin, số liệu hữu ích bổ sung cho số liệu minh chứng các giai đoạn hình thành và phát triển và kết quả cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được Nghiên cứu sinh xây dựng trong Luận án.
- “Kết quả đáng ghi nhận của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho
doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014”, của TS. Đinh Trung Tụng, Tạp chí dân chủ và pháp
luật, số chuyên đề tháng 5/2013. Nội dung cơ bản của bài báo là đánh giá các kết quả đạt được đáng được ghi nhận của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 như đã tạo được “dấu ấn” trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo “cú hích” trong xây dựng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở các Bộ, ngành và địa phương… Bài báo đã đề cập đến nhiều kết quả
trong hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; đào tạo kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp; thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 và định hướng hoạt động
năm 2014”, của PGS-TS. Dương Đăng Huệ, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
tháng 2/2014. Nội dung cơ bản của bài báo là phân tích các thành cơng cũng như các hạn chế và nguyên nhân của chúng trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2013 để từ đó đề xuất một số định hướng trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2014, trong đó, tập trung vào các hoạt động cơ bản như tập huấn kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp, tiếp tục duy trì và thiết lập mới mạng lưới tư
vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính”, của Hồ Thị Hằng, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2014. Nội dung cơ bản của bài báo là làm nổi bật được các kết quả trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện trong thời gian qua như việc ban hành và triển khai kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực pháp luật về thuế, hải quan, tài chính, kế tốn… Bài báo là nguồn tư liệu cho thấy việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, hải quan… là rất cần thiết và ln được các doanh nghiệp quan tâm vì tính phức tạp và quan trọng của các vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hàng ngày.
- “Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian
tới”, của Trần Minh Sơn, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 2/2014. Nội
dung cơ bản của bài báo là có các định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới, trong đó, ưu tiên vấn đề hồn thiện pháp luật, quan tâm bố trí nhân lực, vật lực cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhằm định hướng các hoạt động hỗ trợ pháp lý của bộ, ngành và địa phương; tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 bởi năm 2014 là năm kết thúc giai đoạn 2010-2014 của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, qua đó, bài báo đã đưa ra được các đề xuất về cơng tác rà sốt, tổng kết các hoạt động, định hướng nội dung xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn sau năm 2014 (giai đoạn đến năm 2020) nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
-“Tạo bước tiến mới trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2015 - 2020”, của Trần Minh Sơn, đăng trên Website điện
tử của Tập chí dân chủ và pháp luật (đường link: tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh- phap-luat.aspx?ItemID=171, truy cập ngày 02/6/2019).
Nội dung cơ bản của bài báo là nhận diện được công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn mới, theo đó, tập trung nguồn lực cho hoạt động thơng tin, bồi dưỡng kỹ năng, pháp luật cho những người
làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Bài viết cũng đã giới thiệu và phân tích các định hướng, giải pháp về cơ chế, chính sách, nhân lực, kinh phí và cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn mới của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp, mà trong đó trọng tâm là thông tin pháp lý cho doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp… nhằm tạo bước tiến mới trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2015 – 2020. Bài viết dựa trên các nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP và Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, các nội dung và hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp này đã và đang được điều chỉnh theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, tuy nhiên, trong các nội dung bài báo là các số liệu thực tiễn quan trọng chứng minh kết quả hoạt động hỗ trợ pháp lý liên ngành trong giai đoạn 2015-2020, là nguồn số liệu minh chứng cho các lý luận cơ bản của Luận án của tác giả về thực tiễn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ năm