Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH (Luận án Tiến sĩ) (Trang 176 - 179)

128 Sau khi có Nghị định số 66/2008/NĐ-CP nhiều tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đã thành lập hoặc nâng cấp các đơn vị trực thuộc chuyên triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hội viên Ví dụ: Hiệp hộ

3.3.2. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt

cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là 03 mối quan hệ phối hợp chủ yếu như sau:

- Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa cơ quan nhà nước Trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.

- Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa các cơ quan nhà nước Trung ương với nhau; giữa các cơ quan nhà nước địa phương với nhau.

- Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa các cơ quan nhà nước Trung ương với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội ở

Trung ương; giữa các cơ quan nhà nước địa phương với các tổ chức đại diện, hiệp hội ở địa phương.

Việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được giao cho các cơ quan nhà nước, cụ thể là bộ, ngành (đầu mối là các tổ chức pháp chế) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (ở địa phương đầu mối là các Sở Tư pháp). Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 nói chung và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP nói riêng cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trong việc phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong khi đó, trên thực tiễn hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Trung ương và địa phương thì cơng tác giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, tuy là Chương trình liên ngành, nhưng công tác phối kết hợp liên ngành giữa các cơ quan ở bộ, ngành và địa phương với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được sự tham gia của các bộ như Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính… các hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng ít đăng ký tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo kế hoạch năm 2015 đến 2019 của Chương trình130.

Chính vì vậy, trong thời gian tới việc tăng cường mối quan hệ phối hợp trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa là trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và là trách nhiệm chủ động của tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp nếu được thực hiện hài hịa sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra, mối quan hệ phối hợp từ Trung ương tới địa phương có cơ chế phối hợp giữa Trung ương (pháp chế các Bộ, ngành) và địa phương (Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) trong quá trình tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm tạo ra nguồn lực thống nhất tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong thời gian tới là rất cần thiết nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo giữa các hoạt động (ví dụ: hoạt động thơng tin pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức các tọa đàm, đối thoại với doanh nghiệp…), phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị trong cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Trên tinh thần như vậy, để tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; giữa cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần phải thống nhất và thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần thống nhất sự phối hợp nên được thực hiện thông qua việc phối hợp

thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị đối thoại, tọa đàm, lấy ý kiến doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật; phối hợp trong việc xây dựng tài liệu, giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; phối hợp giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp.

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng Quy chế phối hợp chung thực hiện hoạt động

hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa Trung ương với địa phương, giữa các bộ, ngành với nhau và giữa bộ, ngành với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Cơ chế phối hợp này là để xây dựng, duy trì, cập nhật và khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu quy định pháp luật, các vụ việc pháp lý, vướng mắc pháp luật được đồng bộ, thống nhất, phát huy vai trò đầu mối của Bộ Tư pháp cũng như vai trò của các bộ, ngành địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phối hợp trong xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (bao gồm Chương trình liên ngành và Chương trình địa phương) cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và của cả doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình nhằm

phát huy tối đa hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý, tránh trùng lặp, lãng phí trong các hoạt động.

Riêng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp trong thời gian tới sau năm 2020 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mới cần xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình phối hợp thực hiện Chương trình này; sự phối hợp giữa Trung ương (Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình liên ngành) và các chương trình địa phương. Sau khi Chương trình liên ngành mới được ban hành, cần nghiên cứu xây dựng quy trình thực hiện thống nhất để các bộ, ngành và địa phương dễ tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động của Chương trình.

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH (Luận án Tiến sĩ) (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w