77 Báo cáo số 187/BTP-PLDSKT ngày 15/01/2017 của Bộ Tư pháp về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
2.2.2.2. Nhược điểm, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng còn bộc lộ một số nhược điểm nhất định. Điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cịn có những quy định
khơng rõ ràng, do đó, khó vận dụng trong thực tiễn.
Ví dụ, trong việc trả lời của cơ quan nhà nước đối với với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Điều 8 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP) quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vướng mắc phức tạp thì có thể trả lời trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc trả lời của cơ quan nhà nước quy định tại Điều này không áp dụng đối với các yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa về vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp để có thể sử dụng mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại Điều 9 Nghị định này”. Quy định này, thực tế là kế thừa từ quy định tại Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP trước đây, có nghĩa là các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khơng có trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý về vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thì có nhu cầu chủ yếu trả lời về các vướng mắc pháp lý vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định “… không áp dụng đối với các yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa về vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” so với việc quy định chỉ có “trách nhiệm trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý” cũng rất khó phân biệt và phân định trong các trường hợp cụ thể như thế nào là “áp dụng chung” và như thế nào là “vụ việc cụ thể” bởi vì khơng có các tiêu chí cụ thể để phân biệt, vì vậy, gây khó khăn cho các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp áp dụng quy định này đối với doanh nghiệp. Quy định này cũng là “căn cứ” để các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ chối trả lời đối với vướng mắc pháp lý các trường hợp được coi là “vụ việc cụ thể” đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, hải quan vẫn đang phải ban hành văn bản trả lời đối với “các vụ việc cụ thể” đối với doanh nghiệp82.
Thứ hai, một số quy định pháp luật hiện hành khơng phù hợp với thực tiễn, do đó,
khơng khuyến khích được các chủ thể tham gia hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Ví dụ, trong quy định về kinh phí dành cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí dành cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định: “Chi bồi dưỡng cho Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia tư vấn pháp luật: 20.000 đồng – 30.000 đồng/giờ tư vấn”. Quy định này là chưa phù hợp và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của thực tiễn, không thu hút được các Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kể cả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP được ban hành năm 2019, tại Điều 9 Nghị định quy định việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật, tuy nhiên, khi thực hiện các bước thanh quyết tốn lại khơng quy định việc thanh toán
82 Ví dụ: Cơng văn số 1763/TCT-KK ngày 04/5/2019 của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính trả lời vướng mắcpháp lý vụ việc cụ thể của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vnet (Địa chỉ: 221 Nguyễn Phúc Chu, phường 15, pháp lý vụ việc cụ thể của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vnet (Địa chỉ: 221 Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).
cho ai nhận kinh phí hỗ trợ pháp lý từ ngân sách nhà nước, là doanh nghiệp hay các tư vấn viên pháp luật? gây khó khăn trên thực tế trong q trình thực hiện. Hoặc tại điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định trên quy định việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định: bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí nhưng tối đa khơng q 50% kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đề xuất từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này. Kinh phí cịn lại do tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tự chi trả hoặc từ nguồn xã hội hóa, huy động từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để thực hiện. Tuy nhiên, lại khơng có hướng dẫn tối đa như thế nào? Trên tổng kinh phí bao nhiêu? Dẫn đến các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp khó triển khai trên thực tiễn khi Nghị định có hiệu lực.
Thứ ba, các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh làm giảm tính hiệu quả của hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Các quy định hiện hành về thanh tra, kiểm tra, các chế tài về việc không thực hiện các trách nhiệm trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong Nghị định số 55/2019/NĐ-CP có quy định việc trả lời vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quy định chế tài nếu không thực hiện, dẫn đến trên thực tế cịn nhiều tình trạng các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khơng có văn bản trả lời hoặc “hồi âm” khi doanh nghiệp đề nghị giải đáp vướng mắc pháp lý.
Việc quy định trách nhiệm các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Điều 12 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP thay thế Điều 12 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP trước đây) cũng khơng có chế tài để áp dụng trách nhiệm nên có tình trạng nhiều bộ, cơ quang ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quan tâm đến việc xây dựng, thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua, nhất là từ khi Nghị định số 66/2008/NĐ-CP được ban hành83.
83
Báo cáo số 319/BC-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế xuất phát từ các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và chế tài do không thực hiện nhiệm vụ của người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Do không quy định chế tài thực hiện nên nhiều cán bộ, công chức “thờ ơ, vô cảm”84 với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp, không trả lời các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn khi thực hiện pháp luật. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng chỉ được xem là “công tác kiêm nhiệm”, không phải là nhiệm vụ chính của cán bộ, cơng chức ngành Tư pháp.
Bên cạnh đó, quy định pháp luật về cơ chế phối hợp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được rõ ràng, vì vậy, dẫn đến việc chưa nhận thức đúng vị trí, vai trị và tổ chức thi hành cơ chế phối hợp này nên đã tạo ra những bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay vẫn chịu sự chi phối, thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Chẳng hạn, cơ quan tư pháp (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) được giao đầu mối, thống nhất thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan kế hoạch, đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư) lại đang thống nhất triển khai các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bản thân trong nội tại các cơ quan tư pháp (Sở Tư pháp), do quy định pháp luật không rõ, nên việc phân công thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng đang được giao cho các bộ phận khác nhau thực hiện. Ví dụ: các Sở Tư pháp có nơi thì giao cho Phịng Xây dựng văn bản, có nơi thì giao cho Phịng Phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc Phòng Theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính… việc khơng thống nhất trong đầu mối thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở địa phương.
Như vậy, có thể nói pháp luật về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thực tiễn hiện nay. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp quan trọng để hồn thiện pháp
84
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16/4/2019: Năng lực hay sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ? Tác giả: Nguyễn Minh.