2.1. Một số vấn đề liên quan đến Đề tài Luận án đã được nghiên cứu
Trên thực tế, ở Việt Nam, các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và là trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh lẫn các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng các cơng trình nghiên cứu chun sâu, khoa học có hệ thống về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam cho đến nay vẫn chưa nhiều, đặc biệt là chưa có cơng trình nào ở cấp độ tiến sĩ luật học.
Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án như đã nêu ở trên, tác giả đưa ra đánh giá bước đầu như sau:
Thứ nhất, về sự cần thiết, khái niệm, đặc điểm, vai trò của hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp. Dưới góc độ lý luận, ở mức độ nhất định, các tác giả đã xây dựng được những luận cứ ban đầu về sự cần thiết cũng như khái niệm,vai trò, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thực tiễn quy định pháp luật và thực tế triển khai công tác này ở Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ hai, về hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các tác giả đã phân tích
nhiều đến hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu đề cập đến các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ- CP mà hầu như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ về các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong pháp luật hiện hành (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP…) cũng như các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, kết quả, hạn chế, khó khăn và giải pháp thực hiện.
Thứ ba, thực trạng pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các tác giả đã
phân tích và đánh giá khá rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Song, các cơng trình trên nghiên cứu pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong điều kiện chưa ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP nên các kết quả nghiên cứu đó cũng có tính chất tham khảo một phần đối với việc nghiên cứu Đề tài mà Nghiên cứu sinh đã lựa chọn.
Thứ tư, các tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chủ yếu tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật thực định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, cụ thể là sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2008/NĐ-CP mà chưa chú ý đến các giải pháp khắc phục lâu dài và toàn diện các quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
2.2. Những vấn đề liên quan đến Đề tài Luận án chưa được nghiên cứu
Từ việc phân tích các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án có thể rút ra một số đánh giá sau đây:
Thứ nhất, về mục tiêu của việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Xác định mục tiêu của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp khơng chỉ có vai trị quyết định trong việc làm sáng tỏ các khác biệt trong pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam với các nước khác mà cịn trong việc xác định phạm vi, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong khi đó, trong nhiều nghiên cứu về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, vấn đề mục tiêu của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn nhiều ý kiến
khác nhau, chưa được nghiên cứu có tính hệ thống trong một chun đề luận án Tiến sĩ. Ở Việt Nam, những phân tích về mục tiêu thực sự của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Nghị định số 66/2008/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP hiện nay cùng với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP…) cho thấy, chưa có đủ cơ sở để xác định rõ mục tiêu của chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay ở nước ta là gì.
Thứ hai, khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được định nghĩa rõ
ràng. Thuật ngữ này được đề cập nhiều trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi Chính
phủ ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê duyệt các Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp; các Bộ, ngành và các địa phương ban hành các kế hoạch/Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực và địa bàn nhất định. Tại Việt Nam, Nghị định số 66/2008/NĐ-CP trước đây và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (khoản 3 Điều 14) không đưa ra định nghĩa về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà chỉ đưa ra nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP cũng chưa thật sự bao quát, khoa học, rõ ràng so với các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định và triển khai ở Việt Nam hiện nay. Các cơng trình nghiên cứu trong nước trong thời gian qua cũng chưa thựa sự dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu việc xây dựng khái niệm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để làm nền tảng lý thuyết cho việc phân tích nội dung và hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà luận án sẽ hướng tới giải quyết.
Ngoài ra, hiện nay, các cơng trình nghiên cứu cũng chưa làm rõ trên các khía cạnh sự giống nhau và sự khác nhau giữa “hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” với “trợ giúp
pháp lý” và “tư vấn pháp luật”. Vì vậy, luận án cũng nghiên cứu để trả lời cho vấn đề còn
bỏ ngỏ này.
So với “trợ giúp pháp lý”, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có sự khác biệt căn bản về đối tượng thụ hưởng và loại vấn đề được trợ giúp. Đối tượng trợ giúp pháp lý là các cá nhân với tư cách là những người yếu thế hoặc có cơng với tổ quốc, trong khi đó,
đối tượng được hỗ trợ pháp lý lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế. Về nội dung, trợ giúp pháp lý bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật mà cá nhân được trợ giúp quan tâm11; trong khi đó, nội dung (phạm vi) hoạt động hỗ trợ