Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH (Luận án Tiến sĩ) (Trang 145 - 149)

111 Ví dụ: Dự thảo Luật Thuế tài sản được đăng lấy ý kiến trên Cổng Thơng tin điện tử của Bộ Tài chính đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

động và đã kịp thời sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội)113. Tình trạng này đang là phổ biến trong quá trình lấy ý kiến doanh nghiệp đối với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Qua nghiên cứu thực tiễn tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp để hoàn thiện pháp luật trong thời gian qua có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, việc tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp để hoàn thiện pháp luật là

trách nhiệm của nhà nước và là một trong các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả. Qua việc tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp để hồn thiện pháp luật thì Nhà nước tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý xã hội của mình.

Thứ hai, việc tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp để hoàn thiện pháp luật vẫn

còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu và hồn thiện để xây dựng quy trình, tiêu chí, cách thức thực hiện hiệu quả nhằm tiếp nhận được nhiều kiến nghị xác đáng của doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nghiệp

2.3.2.1. Sự cần thiết phải có các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong đó có Chương trình hỗ trợ pháp lý liên dành dành cho doanh nghiệp và Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở bộ, ngành và địa phương được thực hiện đến năm 2020 theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP (ví dụ: Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 do Bộ Tư pháp quản lý được phê duyệt theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành theo Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 01/10/2015...). Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 16/8/2019), tiếp tục cho phép xây dựng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với tư cách là

113 Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 02/01/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018. nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018.

một trong hai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định trong Nghị định này (từ Điều 10 đến Điều 13 của Mục 2 Chương I các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa). Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên được thực hiện là nhằm hiện thực hóa nội dung khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, theo quan điểm của Nghiên cứu sinh, sự cần thiết phải có các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là xuất phát từ các lý do cơ bản như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh

nghiệp căn cứ vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (điểm b khoản 3 Điều 14), theo đó, Luật này quy định: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:… b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật”. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định chi tiết Luật Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 cũng có quy định về hoạt động hỗ trợ pháp lý này (Mục 2 Chương I các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa);

Thứ hai, việc xây dựng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh

nghiệp nhằm thực hiện một cách đồng bộ, tổng thể các hoạt động hỗ trợ pháp lý ở mộtgiai đoạn nhất định (thường là 05 năm) bao gồm việc bố trí nguồn lực, xác định mục tiêu rõ ràng trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhất là việcthông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp. Nói cách khác, cần phải xây dựng và ban hành các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vì khơng có các chương trình này thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý và các điều kiện khác (tài chính, nhân sự...) để triển khai thực hiện trên thực tế các biện pháp hỗ trợ pháp lý mà Nhà nước cam kết dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc xây dựng các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng thời kỳ, ngành, lĩnh vực, địa phương; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh; và nguồn lực của bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

Các loại Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

- Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp: các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý chủ động hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp;

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức khác, cá nhân có liên quan xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ:

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP thì bộ, cơ quan ngang bộ lồng ghép các nội dung của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước đây Nghị định số 66/2008/NĐ-CP (điểm a khoản 3 Điều 12) thì Bộ trưởng các Bộ tổ chức xây dựng và phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

Việc thay đổi nêu trên là trên cơ sở tình hình thực tiễn và kết quả triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP trong 10 năm thực hiện, theo đó, việc triển khai thực hiện cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được triển khai chủ yếu qua Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 và giai đoạn 2015-2020. Tại các bộ, ngành chủ yếu ban hành kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho

doanh nghiệp, chỉ có một số bộ, ngành ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực mình quản lý như Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Quốc phịng… vì vậy, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP đã quy định bộ, ngành khơng ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý nữa mà lồng ghép các nội dung của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi địa phương:

Theo quy định số 55/2019/NĐ-CP, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân có liên quan xây dựng và đề xuất Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp.

Ngồi ra, để đảm bảo tính khả thi của các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương (khoản 3 Điều 12).

Qua việc phân loại của các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nêu trên cho thấy, sự khác nhau giữa Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành khác với Chương trình của địa phương ở phạm vi, đối tượng thực hiện. Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với tất cả các loại hình doanh nghiệp thụ hưởng với các mục tiêu cụ thể, do Bộ Tư pháp chủ trì trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở địa phương được triển khai trong phạm vi địa phương, với các đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn địa phương.

2.3.2.3. Sự khác nhau giữa Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Tính đến hết năm 2018, có 17/22 bộ và cơ quan ngang bộ đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP (do Nghị định số

55/2019/NĐ-CP mới được ban hành nên tính đến thời điểm hiện hiện nay một số địa phương đã ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định này114). Tuy nhiên, kể cả khi tổng kết thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP cho thấy, cũng chỉ mới có 03/22 bộ ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là Bộ Tư pháp, Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Quốc phịng. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến hết năm 2018, tất cả chính quyền cấp tỉnh (63/63) đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 20/63 địa phương ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện nay, việc xây dựng và ban hành Kế hoạch/Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện theo quy định mới của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.

Sự khác nhau giữa Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thể hiện ở các điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, về sự khác biệt của thẩm quyền ban hành: theo quy định của pháp luật

về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thẩm quyền ban hành các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thường được ban hành ở cơ quan có thẩm quyền cao hơn so với kế hoạch. Ví dụ: Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt. Các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình do Sở Tư pháp ban hành;

Thứ hai, về sự khác biệt của nội dung Chương trình/kế hoạch: các Chương trình

hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có nội dung tổng thể, phạm vi rộng để triển khai đồng loạt, thống nhất công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa các ngành khác nhau. Các Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP – PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH (Luận án Tiến sĩ) (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w