66 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại Diễn đàn doanh nghiệp CEO Việt Nam năm 2015 ngày 24/9/2015 cho rằng: “Hệ thống pháp luật Việt Nam rất phức tạp, Việt Nam có hơn 1 triệu văn bản quy phạm pháp
2.2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Khoản 3 Điều 51 Hiến pháp quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh…”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử Hiến pháp Việt Nam, dưới doanh nhân và quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của họ đã được hiến định một cách trang trọng và chính thức. Để góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện được quyền của mình, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật, trong đó có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Tại khoản 3 Điều 14 Luật quy định: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật”. Để triển
khai thực hiện nhiệm vụ này, một loạt các văn bản dưới luật đã được ban hành, trong số đó, đáng lưu ý nhất là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa73 (thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành quy định về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
73
nghiệp ở Việt Nam74. Như vậy, các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã khơng ngừng được xây dựng, hồn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm các nhóm quy định như sau:
2.2.1.1. Quy định pháp luật về đối tượng được Nhà nước hỗ trợ pháp lý
Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định đối tượng được Nhà nước hỗ trợ pháp lý là các doanh nhỏ và vừa (Điều 1). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo các tiêu chí sau đây: (1) có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: (a) Tổng nguồn vốn khơng q 100 tỷ đồng; (b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. (2) doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ (Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017).
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xác định rõ các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng
74
Thơng tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và quyết tốn kinh phí dành cho cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Thông tư số 99/2009/TT-BQP ngày 3/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này” (Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP).
Theo pháp luật Liên minh Châu Âu, việc xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ căn cứ vào quy mô của bản thân doanh nghiệp mà còn căn cứ vào những nguồn lực khác mà doanh nghiệp có75. Nếu một doanh nghiệp thuộc sở hữu, hoặc có liên kết với doanh nghiệp lớn khác thì doanh nghiệp đó khơng được xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù nó đáp ứng đủ các tiêu chí về quy mơ. Vì vậy, căn cứ vào cách thức thành lập, doanh nghiệp được phân thành ba loại: doanh nghiệp tự chủ (autonomous enterprise); doanh nghiệp đối tác (partner enterprise); và doanh nghiệp liên kết (linked enterprise). Việc phân loại doanh nghiệp này đồng thời là căn cứ để tính tốn số liệu về số lượng nhân viên và hạn mức tài chính của một doanh nghiệp. Bất kỳ mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp khác đều cần được xem xét khi thu thập và tính tốn số liệu.