Nội dung nâng cao chất lượngtín dụngtại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP quốc tế việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 404 (Trang 38 - 41)

Vào những năm 1980, khi hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh mẽ cũng là lúc việc cạnh tranh không lành mạnh và công bằng giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng phổ biến. Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo các nước phát triển đã tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng vừa đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. Giải pháp ấy chính là giới thiệu Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước nhóm G10 khởi xướng và được Ủy ban Quản lí ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988 và có hiệu lực từ 1992. Basel I cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Năm 1996, Basel I được sửa đổi bằng việc bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package - CP1). Sau đó, chương trình tư vấn này được diễn ra lần thứ hai và ba lần lượt vào tháng 1/2001 và tháng 4/2003. Mãi đến quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện với khung đo lường mới gồm 3 trụ cột chính: Yêu cầu ốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; Sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi Basel I và II [31], [9, trang 10].Với những nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn giành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã được Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành. Ngày 13/09/2016 Basel IV ra đời, là một bước thay đổi trong

yêu cầu về vốn so với quy định Basel III được đưa ra sau khi người nộp thuế phải giải cứu các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Hiệp ước Basel nêu một số nguyên tắc trong việc cấp tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM như sau: [31]

Nguyên tắc một, tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng , nguồn thanh toán.

Nguyên tắc hai, thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

Nguyên tắc ba, có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

Nguyên tắc bốn, việc cấp tín dụng phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro đối với các bên có liên quan.

Nguyên tắc năm, có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

Nguuyên tắc sáu, quy trình cấp tín dụng phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

Nguyên tắc bảy, có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề để thuận tiện trong việc xử lý các khoản tín dụng này.

Trên cơ sở những nguyên tắc Basel và đặc thù trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, những yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau: [14, trang 45]

Thứ nhất, mỗi ngân hàng thương mại phải xác định, chuẩn bị các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ) và hệ thống các công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng tín dụng (chính sách và quy trình cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại trích lập dự phòng rủi ro...). Các công cụ này chính là sự cụ thể hóa công tác nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó chỉ các bước thực hiện, người thực hiện các nguồn lực phải sử dụng và kết quả phải đạt được.

Thứ hai, thực hiện phân tách từng chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý RRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai.) sẽ do bộ phận quản lý RRTD thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng.

Thứ ba, nâng cao thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ tư,nâng cao năng lực của cán bộ quản lý RRTD. Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi RRTD để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng.

Thứ năm, các NHTM phải xây dựng được các mục tiêu về chất lượng tín dụng cho các giai đoạn kinh doanh của ngân hàng. Các mục tiêu phải liên kết thống nhất với nhau đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và giám sát chất lượng tín

dụng. Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Thứ sáu, mỗi NHTM cần xây dựng một bộ hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD.

Thứ bảy, xây dựng bộ máy giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bộ máy giám sát này thể hiện mô hình tổ chức và các quy định trách nhiệm của các thành viên tham gia (các phòng ban, bộ phận, từ cán bộ thực hiện đến các vị trí lãnh đạo) để các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra đang và sẽ được hoàn thành.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP quốc tế việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 404 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w