Thứ nhất, chi nhánh nên xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tư, hàng hóa được cầm cố ở chi nhánh,ngoài ra thực hiện bảo hiểm tài sản, hàng hóa, vật tư để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạ.chi nhánh có thể thực hiện hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức bảo hiểm có uy tín trong nước, buộc bên vay phải mua bảo hiểm cho vật tư, hàng hóa cầm cố tại chi nhánh.
Thứ hai, chi nhánh nên thành lập bộ phận chuyên trách định giá tài sản đảm bảo. Công việc định giá là một phần quan trọng trong quyết định cho vay của mỗi ngân hàng nên công việc này nên do một bộ phận chuyên trách đảm nhận. Bộ phận này phải do những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, thường xuyên được bồi dưỡng những kiến thức thực tế về những vấn đề có liên quan. Vì cán bộ tín dụng là người đang chịu trách nhiệm về vấn đề này cũng như cho vay nên có thể dễ dang cấu kết với khách hàng tạo ra rủi ro tạo đức hoặc do cán bộ tín dụng đảm nhận quá nhiều việc dẫn đến không chú trọng nhiều vào công tác này tạo khe hở trong công tác tín dụng từ đó có thể dẫn tới nhiều rủi ro khó lường.
Thứ ba, chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các công tác tái định giá tài sản đảm bảo, nhằm phát hiện những rủi ro, hư hỏng, mất cắp, làm giảm giá trị tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo bị giảm giá trị so với lần định giá đầu tiên, hoặc lớn hơn so với lần định giá trước. Để từ đó có những biện pháp xử lý đối với tài sản đảm bảo và khoản tín dụng đã cấp, tránh rủi ro mất vốn.