TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
1.3.1. Tổng hợp kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số ngânhàng thương mại hàng thương mại
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về công tác nâng cao chất lượng tại một số ngân hàng thương mại, trong đó phải kể tới:
Ngân hàng Thái Lan đã áp dụng thành công hiệp định Basel trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng, thể hiện ở một số điểm sau: [14, trang 65]
Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết cho vay. Quy trình cho vay được tổng kết như sau: Tiếp xúc khách hàng/ Phân tích tín dụng/ Thẩm định tín dụng/ Đánh giá rủi ro/ Quyết định cho vay/ Thủ tục giấy tờ hợp đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Nhiều ngân hàng của Thái Lan không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: Tư cách/ Hiệu
quả kinh doanh/ Mục đích vay/ Dòng tiền và khả năng trả nợ/ Khả năng kiểm soát vay/ Năng lực quản trị và điều hành/ Thực trạng tài chính...
Thứ ba, chấm điểm khách hàng.Áp dụng chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp, ngân hàng Thái Lan đã ứng dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân, cho vay DN VVN, ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch của khách hàng hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm. Họ đã sử dụng dữ liệu từ các chương trình ứng dụng như: giới tính, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi khách hàng.
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần, ví dụ:
Thẩm quyền khu vực: Trợ lý phó tổng giám đốc/giám đốc phụ trách quận: 20 triệu Baht, giám đốc chi nhánh: 10 triệu Baht.
Thẩm quyền lãnh đạo cấp thấp hơn: Phó tổng giám đốc cao cấp, phó tổng giám đốc thứ nhất: 2 triệu Baht, bộ phận phụ trách vùng: 3 triệu Baht, Phó tổng giám đốc: 1 triệu Baht.
Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin từ khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Tại Hàn Quốc, công tác nâng cao chất lượng tín dụng được các ngân hàng thương mại rất coi trọng, đặc biệt là công tác xử lý nợ quá hạn. [26], [34]
Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc khuyến khích các ngân hàng xử lý nợ xấu bằng các biện pháp tự thân, mua bán trên thị trường mua bán nợ và bán nợ xấu cho KAMCO (tương tự như VAMC của Việt Nam), để tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho các ngân hàng trong xử lý nợ xấu. Chính phủ Hàn Quốc trao quyền rất lớn cho KAMCO trong việc xử lý nợ xấu thông qua một bộ luật riêng biệt về cải tổ chức năng và nhiệm vụ của KAMCO. Với nguyên tắc xử lý nợ quá hạn: Xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất, các phương thức xử lý nợ quá hạn được KAMCO thực hiện như sau:
Thứ nhất, phát mại tài sản trực tiếp, bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng hóa tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn.
Thứ hai, cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ.
Thứ ba, khôi phục lại doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng.
Như vậy, KAMCO vừa xử lý nợ bằng cách bán buôn cho các nhà đầu tư vừa đòi quyền lợi trực tiếp từ các con nợ. Kết quả đạt được là lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tỷ lệ nợ xấu còn lại trên tổng nợ xấu ngày càng giảm, trong năm 2016 KAMCO đã xử lý được 30 nghỉn tỷ won nợ xấu. Thành công của KAMCO có được là nhờ: Chính phủ Hàn Quốc cho phép KAMCO quyền tịch thu tài sản và bán các tài sản cầm cố để nộp thuế thông qua đấu giá, các ngân hàng thương mại Hàn Quốc đã coi trọng công tác kiểm tra và định giá tài sản là yếu tố cơ bản để xử lý TSĐB. Xây dựng nền tảng vững chắc và tận dụng hiệu quả hệ thống quản lý thông tin trong quá trình quản lý và phát mại tài sản.
1.3.2. Bài học rút ra cho ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam chinhánh Hai Bà Trưng