Các giải pháp trên còn mang tính khái quát. Để có thể triển khai tốt em có một một số kiến nghịnhư sau:
Ngân hàng nên phát triển việc nhận và trả tiền gửi tiết kiệm tại nhà theo yêu cầu của khách hàng (có thu phí thấp). Thể thức này sẽ đáp ứng được nhu cầu cho những người già muốn tránh được rủi ro khi mang tiền trên đường.
Khuyến khích người gửi tiền gửi luôn lãi của họ khi đến hạn mà họ không cần đến.
Áp dụng thể thức tín dụng dài hạn nhưng sẽ trả lãi hàng tháng nhằm kích thích những ai có một khoản tiền lớn mà không kinh doanh không dùng đến gửi vào Ngân hàng để dùng cho sinh hoạt hàng tháng.
Mở các công ty con như công ty bảo hiểm, công ty tài chính để thu hút thêm vốn đầu tư dưới hình thức này.
Đối với các khách hàng khác nhau thì có thể sẽ áp dụng từng loại lãi suất khác nhau.
Tặng quà và mở một số tài khoản tượng trưng cho một số trẻ em tiêu biểu để quảng bá tên tuổi của Ngân hàng.
Mở một số văn phòng tư vấn về nghiệp vụ tín dụng miễn phí giúp cho người dân.. hiểu được quyền lợi, lợi ích của họ khi tham gia vào nghiệp vụ này để từ đó lôi kéo nhiều người gửi và vay tiền hơn.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Khẩn trương để Luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực. Muốn như vậy đòi hỏi ngân hàng Nhà nước phải tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh tế xã hội và người dân nắm được những nội dung cơ bản và cụ thể các điều luật để tự giác và thực hiện nghiêm chỉnh. Mặt khác, ngân hàng cần trình Chính phủ hoặc phối hợp với các cơ quan,các ban ngành có liên quan,ban hành những văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm triển khai đồng bộ luật Ngân hàng nhà
nước, luật các tổ chức tín dụng và đồng thời phải nhanh chóng có những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để thi hành thống nhất trong toàn hệ thông.Chỉ có như vậy thì các NHTM mới có thể có một môi trường hoạt động tốt để, chấp tránh nghiêm chỉnh Luật sẽ tránh được những rủi ro không đáng có và sẽ nâng cao được hiệu quả công tác tín dụng.
Cần có sự đồng bộ trong các chính sách với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cụ thể là,phải khuyến khích các ngân hàng thương mại tìm các nguồn vốn rẻ bằng cách bỏ quy định chung về chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra của NHNN nếu lớn hơn là phần dư phải nộp Ngân hàng Nhà nước.Hoặc quy định lãi suất huy động vốn trung và dài hạn không cao hơn ngắn hạn là bao nhiêu mà lại chứa đựng nhiều rủi ro nên chưa thực sự thu hút được nguồn vốn này.
Cần ban hành các văn bản quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể và hình thức hỗ trợ tài chính để phát triển thị trường tài chính và doanh nghiệp, ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với NHTM
Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng hạch toán, kế toán, báo cáo kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế.
Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, giúp cho trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng hoạt động hữu hiệu hơn nữa.
Với các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả có tín nhiệm cao thì có thể cho vay không cần thế chấp.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan
Thứ nhất,các ngành chức năng có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong khâu thẩm định các tài sản thế chấp có hợp pháp hay không, trong khâu thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng một cách tốt hơn nữa.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng cường củng cố hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ về môi trường pháp lý nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thứ ba, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các cá nhân và doanh nghiệp, cụ thể:
về chính sách thuế:
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế VAT đầu vào, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất...
về chính sách công nghệ:
Trong thời đại bùng nổ về khoa học công nghệ đã đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp là phải không ngừng tiếp cận và nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh tốt. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ công nghệ và vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có được dây truyền công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng vốn và quy mô của họ.
về chính sách đất đai:
Các cơ quan chức năng cần cải cách cơ chế thủ tục hành chính về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhanh chóng, kịp thời nhưng hợp lý nhằm. Bên cạnh đó nhà nước nên giao quyền quyết định việc giao đát, cấp đất, cho thuê đất cho chính quyền địa phương sở tại thực hiện và có chính sách thuế đất bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế
Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo an toàn vốn cho VIB Hai Bà Trưng. Theo phân tích thực trạng cho vay tại VIB Hai Bà Trưng ta thấy trong những năm qua VIB Hai Bà Trưng có xu hướng mở rộng họat động tín dụng. Tuy nhiên những rủi ro mà khách hàng đem đến cho chi nhánh cũng không nhỏ như sử dụng giấy tờ giả mạo, cố tình không trả nợ. gây tổn thất về vốn choVIB Hai Bà
Trưng. Do vậy để giúp chi nhánh tránh được những rủi ro này thì Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý: Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập, kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, lĩnh vực nghành nghề đăng kí kinh doanh, đặc biệt là đạo đức của chủ doanh nghiệp...trước khi cấp phép thành lập doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Từ việc phân tích, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tại VIB Hai Bà Trưng và kết hợp với những định hướng, phát triển chung, chương 3 đã hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm tối ưu hóa lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng, đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động tín dụng cuaủ VIB Hai Bà Trưng
KẾT LUẬN
Không ai có thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng trong những năm vừa qua. Những kết quả đạt được đáng kể như: Kiềm chế lạm phát,duy trì giá trị đồng tiền Việt nam, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng cường cán cân trong thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước, giải quyết sự thiếu hụt giá trị đồng bản tệ được coi là những bước tiên phong trong chiến lược quản lý các kế hoạch, chính sách nhằm mở rộng cơ chế thị trường và khai thác các tiềm năng kinh tế nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
Năm 2017, đáp ứng những yêu cầu thúc đẩy quá trình đổi mới ở một mức cao hơn, hệ thống ngân hàng Việt nam đã sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì giá trị thực tế của đồng Việt nam, thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.
Song bên cạnh những thành tựu đó thì hệ thống ngân hàng còn có nhiều khó khăn và mục tiêu chưa làm được như: còn chưa đồng bộ tương xứng với tầm phát triển của kinh tế thị trường ở Việt Nam,cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn, nguồn huy động còn hạn chế do tỷ lệ tiết kiệm chưa cao,cho vay các thành phần kinh tế chưa thực sự an toàn.
Chính vì vậy, bằng những kiến thức còn hạn chế khi còn đang nghiên cứu và tình hình thực tế đặt ra của hệ thống ngân hàng nói chung và của VIB chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng, em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam” để có thể thấy rõ những thuận lợi, những hạn chế để có thể ngày một cải thiện chất lượng hoạt động ngân hàng nhằm đạt hiệu quả và tăng trưởng, hỗ trợ đắc lực sự phát triển kinh tế.Việc nghiên cứu còn hạn hẹp cả về không gian lẫn thời gian,thực tế còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi được những khiếm khuyết. Em mong rằng những ý tưởng đưa ra sẽ được các thầy cô giáo, bạn bè đóng góp ý kiến cho bài viết này có kết quả thành công hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGS.PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2016), Tín dụng ngân hàng, Giáo trình,Học viện Ngân hàng.
2. TS. Tô Kim Ngọc (2016), Tiền tệ ngân hàng, Giáo trình, Học viện Ngân hàng
3. Nguyễn Đình Phan (2012), Quản trị chất lượng tín dụng, Giáo trình, Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Lê Văn Tư (2016), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính. 5. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
thống kê.
6. David Cox (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
7. Cù Minh Trường (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Định, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng.
8. Nguyễn Hữu Bằng (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng.
9. Trần Thị Ngọc Trâm (2017), Quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng. 10.Nguyến Đức Bành (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thường tín chi nhánh Thanh Trì, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
11.Lê Minh Hiếu (2015), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Yên Bình, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
12.Trần Thị Thu Trang (2016), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - SGD Vpbank, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
13.Lê Thị Nhung (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Học viện Ngân hàng.
14.Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân.
15.Nguyễn Anh Đức (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân,Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
16.Lê Kiều Trang (2015), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Tài chính.
17.Lê Ngọc Mai (2016), Phân tích tình hình ứng dụng các hiệp ước vốn tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Đại học Công đoàn.
18.Dương Thanh Phương (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triể Nông thôn chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thăng Long.
19.Trần Thị Hà (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tràng An Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thăng Long.
20.Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (2015), Báo cáo của phòng tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
21.Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (2016), Báo cáo của phòng tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
22.Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (2017), Báo cáo của phòng tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.
23.Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (2017), Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, QĐ số 142/QĐ - NHQT.HĐQT.
24. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2017), Sổ tay tín dụng ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
25. Trịnh Bá Tửu (2011), Phòng chống rủi ro tín dụng - Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan, Số chuyên đề, Tạp chí ngân hàng.
26. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), Kinh nghiệm phát triển hệ thống ngân hàng Hàn Quốc sau khủng hoảng và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc Tế, số chuyên đề, Tạp chí ngân hàng.
27. Nguyễn Đại La (2010), Kinh nghiệm xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực, Số chuyên đề, Tạp chí ngân hàng.
28. Nguyễn Ngọc Thảo (2010), Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM, số 3+4, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ.
29. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020, Số 10, Tạp chí ngân hàng.
30. Phan Chí Anh (2013), Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ, Tạp chí khoa học ĐHQGHN.
31. Lê Danh Tốn (2014), Hệ thống tín dụng của NHTM và Basel II, Tạp chí tài chính số 24.
32. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2017), Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
33. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
34. Các Website: www.vib.com.vnwww.sbv.gov.v nwww.gso.gov.vn www.vneconomy.v nwww.voer.edu.vn