Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng là một chi nhánh của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ các quy định của NHNN và ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, VIB Hai Bà Trưng phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
Tùy vào đối tượng mà VIB Hai Bà Trưng áp dụng các quy trình tín dụng khác nhau:
Đối với cho vay tư nhân, cá thể: Áp dụng Quy trình cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 130/QĐ-NHQT.QLTD ngày 11/10/2004 của ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam (gọi là Quy trình 130).
Đối với các DN nhỏ và vừa: Áp dụng theo Quy trình tín dụng DN nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 36/QĐ-NHQT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam (gọi là Quy trình 36). Quy trình này được áp dụng đối với các khách hàng là DN nhỏ và vừa theo quy định của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong từng thời kỳ và không thực hiện qua Phòng Quản lý RRTD.
Đối vo`i cac DN lcm: Quy trình tín dụng được ban hành theo Quyết định 175/QĐ-NHQT.CSTD ngay 22/07/2008 của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (gọi là quy trình 175) Quy trình này quy định việc cấp tín dụng cho nhóm DN co gio`i hạn tín dụng vượt thẩm quyền cua Hối đống tín dụng Co so' tai của chi nhánh theo quy đinh cu a NHQT về thẩm quyền phê duyềt tín dụng trong tưng thoi ky.
Mặc dù được chia thành 3 quy trình khác nhau nhưng bản chất chung thì giống nhau về quá trình thực hiện. Việc phân chia quy trình theo quy mô của khách hàng nhằm khai thác thông tin và thẩm định theo từng đặc điểm riêng của mỗi khách
hàng nhưng vẫn đảm bảo quá trình thẩm định chặt chẽ. Quy trình 36 đối với các DV VVN là một bản giản lược của quy trình 175 của DN có quy mô lớn. Các quy trình này có 4 nội dung chính:
Bộ tiêu chính sàng lọc khách hàng: Giúp các chuyên viên ngân hàng có thể xác định sơ qua đối tượng khách hàng tiếp cận, giúp đánh gia được tình hình tài chính cơ bản của khách hàng và là một lần sàng lọc với những khách hàng không tốt, qua đó giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro ngay khi tiếp cận khách hàng.
Bộ tiêu chí chấm điểm khách hàng: Bộ tiêu chí này tùy từng đối tượng mà có số lượng tiêu chí khác nhau, các đối tượng này sẽ được xếp hạng từ A đến D, trong đó A là hạng cao nhất, D là hạng thấp nhất (A tương ứng là xác suất nợ quá hạn thấp nhất và D tương ứng là xác suất nợ quá hạn cao nhất). Bộ tiêu chí này đã xếp hạng khách hàng theo độ rủi ro từ thấp đến cao, qua đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng là cao hay thấp.
Bộ tiêu chí cấp tín dụng: Là bộ tiêu chí dùng để cấp tín dụng cho khách hàng sau khi khách hàng được đánh giá và xếp hạng tín dụng. Các điều khoản và điều kiện đối với khách hàng bao gồm: Hạn mức tín dụng, các sản phẩm tín dụng tối đa trên giá trị TSĐB và các điều kiện khác.
TSĐB mà VIB có thể chấp nhận: TSĐB phải thuộc sở hữu của cá nhân làm tài sản thế chấp với ngân hàng. Một số TSĐB được VIB chấp nhận như: Bất động sản, phương tiện vận tải và tiền gửi hoặc giấy tờ có giá...
về Cơ chế điều hành lãi suất:
Căn cứ vào các Quyết định 756/2017/QĐ/HĐQT của tổng giám đốc VIB ngày 13/6/2017
VIB Hai Bà Trưng thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt trên cơ sở tăng quyền chủ động trong kinh doanh cho chi nhánh và quản lý kinh doanh có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Áp dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nguyên tắc xác định lãi suất cho vay như sau: “Lãi suất cho vay được hiểu là
giá của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn của thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng” [8]
Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động vốn bình quân + Chi phí huy động vốn + Chi phí quản lý cho HĐTD + Dự phòng rủi ro + Lợi nhuận kỳ vọng