Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP quốc tế việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 404 (Trang 95 - 96)

Dư nợ tại VIB Hai Bà Trưng khá lớn, cán bộ tại chi nhánh còn non trẻ nên việc cán bộ chuyên trách chưa quản lý, kiểm soát chặt chẽ được tất cả các món cho vay là điều dễ hiểu do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc phát hiện được các hoạt động sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn không hiệu quả, lừa đảo để có thể kịp thời đình chỉ cho vay, xử lý thu hồi lại vốn cho chi nhánh. Qua đó ta thấy nếu chỉ chạy theo khối lượng tín dụng cung cấp cho các đơn vị kinh tế sẽ gây ra hậu quả quá tải đối với cán bộ chuyên trách. Để giải quyết vấn đề này VIB Hai Bà Trưng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm tránh rủi ro, tăng cao hiệu quả tín dụng. Công tác thanh tra, kiểm soát không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng, mà còn quan trọng ở chỗ phải kiểm tra, thanh lọc nhữngcán bộ tín

dụng yếu kém, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của chi nhánh.Một số giải pháp liên quan tới cồn tác này bao gồm:

Một là, chi nhánh cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên đối với khoản vay trên cơ sở thông tin về ngành nghề kinh doanh, biến động thị trường, đồng thời chi nhánh nên thường xuyên phân tích thông tin tài chính sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự của khách hàng để có biện pháp quản lý thích hợp, hạn chế rủi ro phát sinh.

Hai là, chi nhánh cần xác định thời hạn cho vay, định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay hợp lý trên cơ sở phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn tín dụng và tiến độ thanh toán nhằm kiểm soát được nguồn thu, trả nợ đúng thời điểm. Tránh kỳ hạn nợ quá dài hoặc quá ngắn so với khả năng thanh toán của khách hàng.

Ba là, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ định kỳ và đột xuất quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay của khách hàng, cũng như tài sản cầm cố, thế chấp cho vốn vay nhằm mục tiêu vốn vay được giải ngân đúng mục đích thông qua quá trình kiểm tra sau và giám sát trong suốt quá trình dư nợ vay, chi nhánh có thể cập nhật được tình hình khoản vay để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

Bốn là, theo dõi khách hàng trên từng hồ sơ riêng biệt và được lưu trữ trong máy tính, bổ sung thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý khách hàng có khoa học, hệ thống. Quá trình thực hiện cần có sự kiểm soát chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát tín dụng (do theo quy trình hiện nay cán bộ tín dụng vẫn chịu trách nhiệm từ khâu thực hiện khoản vay đến khâu kết thúc thu nợ).

Năm là, trong thời gian tới , khi quy mô hoạt động của chi nhánh tăng lên, việc tách riêng bộ phận tín dụng ra khỏi phòng hỗ trợ cũng là điều cần thiết để có thể chuyên sâu vào công tác quản lý, kiểm tra và giám sát tín dụng. Để công tác kiểm tra, giám sát có thể thực hiện chuyên sâu hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP quốc tế việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 404 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w