Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 26 - 32)

1.2.5.1 Nhân tố bên trong

i) Bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý thu

- Tổ chức bộ máy quản lý thu có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy BHXH. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan BHXH gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do đóng BHXH, thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm thất thu cho quỹ BHXH. Dù chính sách có hợp lý, đúng đắn nhưng bộ máy tổ chức chồng chéo, việc tổ chức chưa phù hợp với trình độ chuyên mơn … thì cơng tác quản lý khơng thể đạt hiệu quả cao. Vì vậy kiện toàn bộ máy tổ chức BHXH là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý thu.

- Công tác quản lý thu BHXH muốn đạt hiệu quả cao, cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi cả về chun mơn, nghiệp vụ, am hiểu các chính sách BHXH, có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo trong công việc. Để bộ máy quản lý thu hoạt động tốt cần có sự phân cơng, phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất, vì thế để đạt hiệu quả cao trong công tác thu bảo hiểm xã hội cần nâng cao trình độ quản lý bộ máy. Có như vậy, mới đảm bảo đáp ứng quản lý chặt chẽ và khơng bỏ sót

đối tượng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu cũng như đáp ứng được các yêu cầu khác trong công tác quản lý thu BHXH.

Mặt khác những người làm công tác quản lý bảo hiểm xã hội cũng cần có cái tâm, sự nhiệt huyết với cơng việc, có như vậy bảo hiểm xã hội mới có thể được thực hiện tốt, quyền lợi của người lao động mới có thể được đảm bảo. BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, nếu như thực hiện tốt chính sách này, an sinh xã hội của đất nước mới được bảo đảm.

ii)

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để cán bộ viên chức hồn thành cơng việc nhanh chóng, hiệu quả. Khu vực làm việc của từng bộ phận cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cơng việc như máy vi tính, máy in, điện thoại bàn... Phịng làm việc có đủ diện tích để lưu trữ các hồ sơ quan trọng, thuận tiện cho việc tra cứu khi cần giải đáp thắc mắc của NLĐ và chủ SDLĐ hoặc khi có u cầu từ các đồn kiểm tra. Ngoài ra, nếu được trang bị một hệ thống phần mềm quản lý đồng bộ, vận hành ổn định, hiệu quả, thao tác nhập dữ liệu tăng giảm điều chỉnh từ đơn vị SDLĐ báo sẽ được tiến hành trôi chảy, cán bộ quản lý thu BHXH sẽ có thêm thời gian cho công tác hậu kiểm, đốc nợ, thanh tra kiểm tra, giải đáp vướng mắc, trả lời đơn thư...

Hệ thống thu BHXH được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố quan trọng cho cơ quan BHXH trong việc quản lý thu BHXH, chính xác, kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ứng dụng hệ thống thu BHXH khơng chỉ giúp các đơn vị BHXH quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH mà nó cịn giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý cập nhật kịp thời các số liệu mới, xử lý nhanh chóng các tình huống xảy ra, đồng thời nó cũng giúp cho ngành BHXH giải quyết các chế độ BHXH một cách nhanh gọn, chính xác đáp ứng nhu cầu của người tham gia, từ đó mở rộng được đối tượng, tạo lịng tin đối với người dân. Việc nối mạng nội bộ trong toàn ngành BHXH sẽ rút ngắn thời gian phát tài liệu số liệu trên cả nước làm tăng hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Cấp trên có thể nắm bắt,

theo dõi tình hình làm việc của cấp dưới nhanh chóng, dễ dàng, kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn và điều chỉnh sai sót cho cấp dưới.

iii)

Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH

Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước tác động trực tiếp đến nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động về quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội; phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội có mở rộng được hay khơng, quy mơ của quỹ bảo hiểm xã hội có mở rộng được hay không phụ thuộc một phần vào công tác này. Thực hiện tốt cơng tác này khơng những có tác dụng tích cực là thu hút được đối tượng tham gia, đảm bảo được quyền lợi cho người lao động từ đó góp phần thực hiện an sinh xã hội cho đất nước.Trong đó cần chú trọng đến nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền và phương tiện tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền chủ yếu là về nội dung của chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và nhà nước ta, lợi ích của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội. Những nội dung này cần tìm hình thức tuyên truyền hấp dẫn được sự quan tâm của người nghe. Có thể thơng qua nhiều loại phương tiện như báo,đài, kênh truyền hình, phát thanh địa phương, phát tờ rơi đến với từng người dân, hoặc thông qua các chi hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, các tổ dân phố; hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH tại địa bàn để tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của nhân dân về chính sách pháp luật về BHXH.

1.2.6.2 Nhân tố bên ngoài

i)

Sự phát triển kinh tế, xã hội

Khi kinh tế xã hội phát triển sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập, được mở rộng điều này sẽ làm tăng số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, khi tình hình kinh tế xã hội ổn định thì các tổ chức, doanh nghiệp cũng có điều kiện để hoạt động và phát triển thuận lợi, ổn định, dễ dàng thanh tốn tiền cơng, tiền lương cho người lao động đúng kỳ đúng hạn, người lao động cũng vì thế mà yên tâm làm việc hơn. Vì vậy, chủ sử dụng lao động và người lao động sẵn sàng trích một phần tiền lương để đóng góp BHXH. Mức thu nhập của người lao

động tăng sẽ làm tăng mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các chính sách vĩ mơ của nhà nước sẽ có nhiều khuyến khích cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh gia tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao ý thức tự giác của người lao động và người sử dụng lao động trong việc trích nộp các khoản BHXH và sẵn sàng tham gia ở mức cao hơn. Ngoài ra, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng tăng lên, họ có ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, thấy được sự cần thiết của các khoản trợ giúp khi gặp các rủi ro khiến họ bị mất hoặc giảm thu nhập.

Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển thì các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động khó khăn, điều kiện tài chính eo hẹp, họ sẽ tìm cách trốn tránh đóng BHXH cho người lao động; đồng thời người lao động do công việc không ổn định, thu nhập thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên cũng không muốn tham gia BHXH, dẫn đến thất thu BHXH.

ii) Hệ thống chính sách, pháp luật của chính phủ

Hệ thống pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý thu bảo hiểm xã hội. Dựa vào các văn bản pháp luật mà BHXH và các cơ quan ban ngành liên quan mới có cơ sở và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội. Ngồi ra khi nhà nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu bảo hiểm xã hội, đòi hỏi các cán bộ quản lý thu phải cập nhật và điều chỉnh hoạt động thu một cách chính xác và kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Hệ thống pháp luật mà các nhà quản lý có thể dựa vào đó để quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội bao gồm: Luật BHXH, Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã... và các Nghị định, Thông tư cũng như các văn bản hướng dẫn của ngành.

Chính sách lao động việc làm: chính sách này có tác động trực tiếp đến số lượng đối tượng tham gia BHXH. Chính sách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho thêm nhiều người lao động được làm việc trong các đơn vị, các doanh nghiệp; số

lượng lao động có trình độ chun mơn, có tay nghề cũng sẽ tăng lên như vậy số đối tượng tham gia BHXH cũng sẽ tăng từ đó tăng nguồn thu BHXH.

Hệ thống chính sách tiền lương và tỷ lệ đóng góp: chính sách tiền lương là cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH nhất là đối với khu vực áp dụng thang bảng lương của Nhà nước vì ở khu vực này tiền lương của người lao động phụ thuộc vào mức tiền lương tối thiểu và hệ số lương. Khi Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên tăng số thu BHXH bắt buộc. Hiện nay, tiền lương tối thiểu chung được nhà nước ta điều chỉnh tăng theo lộ trình. Việc tăng tiền lương tối thiểu trước hết góp phần làm tăng phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ, từ đó kích thích tiêu dùng, làm phát triển hoạt động sản xuất trong nước. Đối với những người lao động hưởng lương theo hệ số, việc tăng tiền lương tối thiểu chung sẽ làm tăng phần đóng góp BHXH, tương tự những người lao động làm việc theo chế độ tiền lương mà người sử dụng lao động quy định, việc tiền lương tối thiểu vùng tăng lên cũng làm cho phần đóng góp BHXH bắt buộc tăng lên, như vậy sẽ làm tăng quy mô quỹ BHXH.

iii) Đặc điểm nhân khẩu học

Người lao động: đây là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Nếu một quốc gia có dân số “già” nghĩa là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với dân số “trẻ” (số người trong độ tuổi lao động ước tính khoảng xấp xỉ 48 triệu người, chiếm khoảng 51,2% tổng số dân) đang có lợi thế về nguồn lực lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, song cho đến hết năm 2019 mới chỉ có hơn 15 triệu người tham gia (chiếm hơn 32,3% số người trong độ tuổi lao động). Năm 2017, BHXH Việt Nam thống kê được số người tham gia BHXH bắt buộc đã đạt 13,52 triệu người. Năm 2018, số người tham gia BHXH trong cả nước đạt trên 14,7 triệu và

dự báo giai đoạn 2019-2021, số người tham gia BHXH tăng thêm bình qn 1,2 triệu người/năm. Như vậy có thể thấy nguồn lực lao động là một nhân tố tác động lớn đối với công tác thu BHXH. Nếu nguồn lao động ít thì số thu BHXH sẽ ít và ngược lại nếu một quốc gia có nguồn lao động dồi dào thì nguồn thu BHXH cũng sẽ lớn.

Trình độ dân trí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, đặc biệt là công tác mở rộng quy mô người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và sự tự giác trong việc đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động cùng có hiểu biết về pháp luật bảo hiểm xã hội, luật lao động thì họ sẽ nhận thức được sự quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm xã hội, giúp cho việc quản lý thu trở nên dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo tiến độ cơng việc được giao. Do đó giúp nâng cao hiệu quả từ hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội.

Một số nhân tố khác

Địa hình, địa lý, khí hậu cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thực tế cho thấy những địa bàn có địa hình hiểm trở như các vùng núi cao thường gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý thu bảo hiểm xã hội. Sự phân bố rải rác của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, quy mô hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động có ảnh hưởng đến cơng tác thu bảo hiểm xã hội, và quản lý việc tham gia của các đơn vị.

Hoạt động của tổ chức cơng đồn tại các đơn vị sử dụng lao động cũng có ảnh hưởng tới cơng tác quản lý thu bảo hiểm xã hội. Tổ chức cơng đồn cùng với người sử dụng lao động đóng vai trị trong quan hệ ba bên: Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động. Tổ chức cơng đồn có trách nhiệm tun truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các đơn vị. Cơng đồn hoạt động càng hiệu quả, chính sách bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện nghiêm túc hơn tại các đơn vị sử dụng lao động, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thu BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 26 - 32)