2.3.2.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó, có nghĩa là phân chia các đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận nhỏ hơn để hiểu rõ bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó thấy được phân tích chính là thơng qua cái riêng để tìm ra cái chung, bản chất là thơng qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Ngược lại với q trình phân tích đó chính là phương pháp tổng hợp, bên cạnh đó nó cũng giúp cho q trình phân tích để tìm ra cái chung. Từ những khía cạnh khác nhau khi phân tích, sau đó tài liệu phải được tổng hợp lại để có một cái nhìn khách quan, đầy đủ nhất đi đến hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho nhau, khơng thể tách rời trong q trình nghiên cứu. Các số liệu phân tích và tổng hợp phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tập hợp trên cơ sở các số liệu thu thập được.
Hai phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ bài luận văn. Phương pháp phân tích được sử dụng để tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xem xét những thành tựu đã đạt được để kế thừa. Đồng thời, tìm ra những khoảng trống để nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH tại quận Ba Đình.
Ở chương 3, phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét việc quản lý thu BHXH tại quận Ba Đình theo các nội dung quản lý thu BHXH. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động này trên địa bàn quận Ba Đình. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra đề xuất giải pháp ở chương 4.
tố mới ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH tại quận Ba Đình trong thời gian tới. Kết hợp với phương pháp tổng hợp, luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý thu BHXH tại quận Ba Đình.
2.3.2.2 Phuơng pháp phân tổ thống kê
Căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, cịn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó có thể đi sâu tính tốn, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như đặc điểm chung của tổng thể.
Ở chương 3, những thông tin thứ cấp thu thập được sẽ được phân tổ theo các nhóm đối tượng khác nhau như: loại hình đơn vị SDLĐ, lao động trong mỗi loại hình đơn vị SDLĐ, tiền nợ BHXH của mỗi loại hình đơn vị SDLĐ...
Phương pháp này giúp ta có thấy được sự biến đổi tăng giảm từ đó đánh giá chính xác nhất về tình hình quản lý thu BHXH tại quận Ba Đình.
2.3.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn. Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu qua các thời gian, thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Thực hiện so sánh đối chiếu các chỉ tiêu:
- Biểu hiện bằng số: Số đơn vị, số lao động hay số phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh kết quả thực hiện với các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh các chỉ tiêu qua các giai đoạn thời gian khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình.
Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so sánh các chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình giữa các năm từ 2015 đến 2020 để làm
rõ được kết quả đã đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình.