Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 66 - 72)

3.3.2.1 Hạn chế, tồn tại

buộc chưa thực sự hiệu quả.

+ Tuy số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian qua đã tăng nhanh hơn nhiều nhưng đến nay BHXH quận Ba Đình vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tình trạng trốn tham gia BHXH vẫn đang diễn ra, số doanh nghiệp không tham gia BHXH bắt buộc còn khá lớn, ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng vẫn có những vi phạm về Luật BHXH, như đăng ký đóng BHXH cho số ít lao động, đặc biệt là đối với các lao động thuộc khu vực ngồi quốc doanh, loại hình ngồi cơng lập, hợp tác xã. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng khơng có trụ sở giao dịch, khơng hoạt động theo nội dung đăng ký, thành lập trong thời gian ngắn rồi giải thể. Hiện tượng doanh nghiệp “ma” (doanh nghiệp tồn tại ba không không trụ sở, không lao động, không con dấu) trong khu vực kinh tế tư nhân đang là vấn đề báo động...

+ Công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cịn gặp nhiều khó khăn, ở những doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, loại hình ngồi cơng lập, hộ nghề cá thể thì tiền lương thực tế phải tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị này còn cao hơn rất nhiều so với tiền lương các đơn vị sử dụng lao động thuộc loại hình ngành này đăng ký tham gia. Đối với những đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH, tổng quỹ tiền lương thực tế và tổng quỹ tiền lương đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cũng có sự khác nhau. Tổng quỹ lương mà đơn vị đăng ký đóng bảo hiểm xã hội thường thấp hơn quỹ tiền lương thực thực tế dẫn đến làm giảm số phải đóng bảo hiểm xã hội tại các đơn vị, giảm số thu vào quỹ BHXH.

- Thứ hai, tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn cịn khá cao. Tình trạng nợ

nần dây dưa tiền đóng BHXH, nợ gối đầu tiền BHXH ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn cịn khá phổ biến. Với

số tiền nợ đọng đó, nhiều người lao động khơng chốt được sổ khi bảo lưu, không giải quyết được các chế độ về BHXH, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Thứ ba, sự phối kết hợp hoạt động của cơ quan BHXH với một số cơ quan

quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo quản lý thu BHXH bắt buộc còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại. Các thông tin, số liệu về các đơn vị sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn quận của các cơ quan chức năng như cơ quan Thống kê, Kế hoạch – Đầu tư, Thuế, Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đồn lao động… cịn cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất.

Thứ tư, công tác tun truyền cịn nhiều hạn chế, mang nặng tính hình thức,

hành chính, tun truyền dạng vĩ mơ chưa sát cơ sở, sát người lao động. Vì vậy phổ biến pháp luật còn dàn trải, chưa thật sự chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng tham gia BHXH và chưa được tổ chức chuyên nghiệp nên còn nhiều bộ phận nhân dân, NLĐ chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện thu BHXH cịn nhiều bất

cập. Vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng số được xử lý thì ít. Cơng tác theo dõi, đơn đốc sau khi thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa thường xun. Ngồi ra, cơng tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cũng như cơ chế xử lý các vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như mức độ xử phạt. Tại BHXH quận Ba Đình, năm nào liên ngành cũng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động BHXH, được tổ chức rất quy mơ, có cả thanh tra của Sở lao động - thương binh - xã hội vào cuộc nhưng cuộc thanh tra này rất ít, mỗi năm chỉ được khoảng vài chục doanh nghiệp trong đó trên địa bàn quận có tới hàng nghìn doanh nghiệp. Hơn nữa, ngành BHXH chỉ có chức năng kiểm tra khơng có chức năng xử phạt nên mọi hành vi vi phạm không được xử lý kịp thời.

3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

- Thứ nhất, hệ thống luật pháp, chính sách, chế tài về thu BHXH bắt buộc đã ban hành còn chưa phù hợp với thực tế nên gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý BHXH, chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức để răn đe. Một trong những vướng mắc trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay là đối tượng tham gia rất lớn nhưng quy trình thu cịn nhiều điểm chưa phù hợp; các biện pháp thực hiện quản lý thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, cịn có những lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động. BHXH quận chỉ có nhiệm vụ thu tiền BHXH, có nhiệm vụ đơn đốc thu BHXH, kiểm tra các đơn vị về tình hình thu, nộp tiền BHXH nhưng lại khơng có quyền xử phạt, nếu đơn vị chậm đóng thì chỉ có quyền tính lãi chậm đóng. Tuy nhiên mức lãi suất suất chậm đóng cịn thấp và chưa có sự phân biệt rạch rịi giữa đơn vị nợ gối và đơn vị nợ đọng kéo dài, do vậy chưa đủ sức răn đe. Trong khi muốn thành lập thanh tra liên ngành xử phạt đơn vị lại mất thời gian khá lâu, mức xử phạt theo quy định của Chính phủ theo nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi NĐ 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH vẫn cịn thấp do đó khơng đủ mạnh, chỉ mang tính chất cảnh cáo. Chính vì mức phạt thấp như vậy nên một số đơn vị chây ỳ BHXH. Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vì vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đến vận động, lúc bấy giờ chủ doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH cho lao động của doanh nghiệp hay khơng cịn tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH khơng có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH. Việc triển khai Thông tư liên tịch số 03/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước về thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi phát sinh nhưng khi thực hiện còn nhiều vướng mắc. Chưa có hướng dẫn xử lý nợ đối với những đơn vị ngừng, dừng giao dịch,

phá sản, giải thể. Trong khi những đơn vị này chiếm tỷ lệ không nhỏ tổng số tiền nợ.

- Thứ hai, nhận thức về chính sách BHXH của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, nhất là khu vực ngồi Nhà nước cịn hạn chế. Nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của chính sách BHXH, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là cơng đồn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt. Nhiều người chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền lương, tiền cơng hàng tháng họ nhận được sẽ ít hơn nên đã khơng chủ động yêu cầu được tham gia BHXH ngay sau khi ký hợp đồng lao động. Những người lao động có ý thức tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng đã được quy định rõ trong luật BHXH nhưng ngại khơng dám đấu tranh vì lo sợ chủ SDLĐ sẽ đuổi việc khi đó họ phải tìm kiếm công việc mới, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Mặt khác, có nhiều người sử dụng lao động tuy hiểu biết pháp luật, có khả năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật và tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp lờ đi việc ký hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc, hoặc ký hợp đồng lao động nhưng chỉ ghi trong văn bản mức lương tối thiểu. Mặt khác do trình độ quản lý của cán bộ BHXH còn thấp, các biện pháp mở rộng đối tượng tham gia vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa chú trọng đến tính khả thi do đó chưa mang lại hiệu quả.Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp.

* Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, số lượng cán bộ đảm nhiệm cơng tác thu cịn ít trong khi số lượng đơn vị tham gia lại lớn, nên việc nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị như biến động về số lao động, tiền lương còn nhiều hạn chế. Tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý thu BHXH cịn mang nhiều thói quen hành chính bao cấp, chưa quen với tác phong phục vụ, chưa kịp thời đúc rút kinh

nghiệm trong hoạt động thực tiễn, công tác tuyên truyền, vận động còn chung chung, hiệu quả cịn thấp. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào lĩnh vực quản lý thu bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả công tác quản lý thu tại BHXH quận Ba Đình. Đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức tại quận chưa đồng đều. Cán bộ lâu năm thiếu lý thuyết, cịn cán bộ trẻ thì thiếu kiến thức thực tế. Cán bộ thu chỉ biết thực hiện tính tốn số tiền nộp BHXH bắt buộc dựa trên bảng lương tăng, giảm lao động của đơn vị chuyển đến hàng tháng chứ không chủ động kiểm sốt được đơn vị có trốn tránh tiền BHXH hay khơng. Do lực lượng cịn mỏng, đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh, kiểm tra cũng như khởi kiện chủ yếu làm kiêm nhiệm, cịn thiếu và yếu về trình độ pháp lý.

- Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH bắt buộc tại BHXH

quận Ba Đình cịn mang tính hình thức chưa tiếp cận đến từng người lao động. Do đó, nhận thức của người lao động chưa hiểu đúng về BHXH, chưa hiểu được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Chính vì thế mà họ khơng biết đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp có hiện tượng khai man, giảm hoặc khơng đóng BHXH cho người lao động.

- Thứ ba, các ngành các cấp, các cơ quan chức năng thiếu sự hỗ trợ, phối

hợp với cơ quan BHXH thực hiện nhiệm vụ. Các thông tin, số liệu về các đơn vị sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn quận của các cơ quan chức năng như cơ quan Thống kê, Kế hoạch – Đầu tư, Thuế, Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đồn lao động… cịn cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất. Cụ thể là trong việc đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với đăng ký quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan quản lý lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng khơng bị xử lý. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng khơng có trụ sở giao dịch hoặc giải thể sau khi thành lập một thời gian ngắn, không đăng ký danh sách lao động, thang bảng lương với cơ quan quản lý

lao động địa phương. Các cơ quan quản lý không nắm được số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh còn hoạt động hay đã ngừng hoạt động; các đơn vị SDLĐ không hoạt động theo nội dung đã đăng ký, hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh nhưng cũng chưa được quản lý kịp thời đều làm ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH trong địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w