Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 85 - 87)

Thứ nhất, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH của mình. Trước khi ban hành chính sách, pháp luật về BHXH cần tham khảo ý kiến NLĐ tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra như Luật 2014 Chính phủ

chưa có hiệu lực nhưng phải thay đổi Điều 60 về hưởng trợ cấp một lần vì khơng nhận được sự ủng hộ, đồng tình của số đơng NLĐ. Quy định chế tài xử phạt chặt chẽ và phải có tính răn đe để làm gương, chế tài và mức phạt vi phạm về BHXH còn nhẹ nên chưa đủ mạnh để răn đe đối với các trường hợp cố tình chây ỳ nợ đọng hoặc trốn đóng BHXH.

Thứ hai, Nhà nước cần sửa đổi, cụ thể hóa cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt việc thực hiện đóng BHXH, quy định chế tài chặt chẽ. Hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp thực hiện khơng tốt hoặc cố tình vi phạm những quy định BHXH. Mức xử phạt trong lĩnh vực BHXH được cịn thấp, có thể áp dụng một số biện pháp điển hình đối với đơn vị sử dụng lao động cụ thể như sau: Khi cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cần kê khai việc sử dụng lao động và thực hiện các quyền lợi về BHXH cho người lao động (chậm nhất là sau 30 ngày khi doanh nghiệp mới đi với hoạt động). Đối với doanh nghiệp cố tình nợ, trốn đóng, chậm đóng, đóng khơng đúng mức quy định, khơng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động thì hiện nay mức xử phạt tối đa khơng q 75.000.000 đồng, vì vậy chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đề nghị nâng mức xử phạt lên cao hơn, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc có cơ chế xử phạt theo từng hành vi vi phạm. Đề nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để đóng BHXH theo đúng quy định tại Thơng tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH-NHNN về trích trừ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động mở tại ngân hàng để nộp BHXH.

Thứ ba, đưa môn học Luật BHXH, Luật Lao động vào giảng dạy rộng rãi trong các trường Đại học, Cao đẳng, nhằm giúp học sinh – sinh viên hiểu biết hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của mình để làm hành trang sau khi ra trường.

Thứ tư, nhanh chóng hồn thiện cơ chế chuyển đổi việc chi trả lương cho công chức, viên chức người lao động đang được trả lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sang trả lương theo vị trí việc làm, mức lương đó cũng

đồng thời là mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Theo quy định hiện nay, đối với các đơn vị áp dụng chế độ tiền lương nhà nước đang đóng BHXH theo hệ số trong thang bảng lương nhà nước quy định, mức lương làm căn cứ đóng này ln thấp hơn so với mức thu nhập thực tế, trong khi đó đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định thì căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động. Nếu NLĐ được đóng BHXH theo mức lương thực tế sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa những NLĐ được áp dụng chế độ tiền lương nhà nước với những NLĐ được áp dụng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Làm như vậy cũng sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình (Trang 85 - 87)