❖ Doanh số thanh toán LC xuất khẩu
Nhìn vào biểu đồ 2.2, có thể thấy rõ cả doanh số thanh toán LC xuất khẩu lẫn số món thanh toán tại SGD VCB đều chịu chung một xu hướng suy giảm trong cả ba năm 2010-2012; đặc biệt năm 2012, sự sụt giảm cho thấy rõ một bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự có dấu hiệu khởi sắc. Liên quan đến số lượng các khoản thanh toán, số món thanh toán LC xuất giảm qua từng năm. Năm 2010, tổng số món đạt con số lớn nhất với 1.426 món, tiếp đó là sự sụt giảm xuống tới 1.031 món vào năm 2011, tương đương với mức giảm 27,70% so với năm trước. Đến năm 2012, con số này đã xuống tới mức thấp nhất chỉ còn 415 món, chỉ xấp xỉ bằng ½ so với số lượng sản phẩm cung ứng vào 2011 (giảm 59,75% so với cùng kỳ năm trước). Tuy SGD vẫn duy trì lượng khách truyền thống, nhưng những khách hàng này có thiên hướng giảm sử dụng loại phương thức thanh toán phức tạp này.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch và số món thanh toán LC xuất khẩu tại SGD VCB
Đơn vị: chục nghìn USD, món
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.2 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)
Xét về doanh số, kim ngạch thanh toán LC xuất khẩu cũng có xu hướng giảm và đặc biệt là vào năm 2012. Tính đến cuối năm 2010, tổng doanh số tại SGD đạt ở mức khả quan với 162,75 triệu USD - mức doanh số cao nhất trong 3 năm vừa qua. Nhưng con số này lại giảm vào năm 2011 xuống còn 113,87 triệu USD, tức giảm 30,03% so với cuối năm trước đó; điều này cho thấy dấu hiệu thay đổi trong lựa chọn phương thức thanh toán. Dấu hiệu này cũng đã được phản ánh rõ hơn vào năm 2012 khi mà kim ngạch thanh toán chỉ đạt ở mức 43,46 triệu USD, giảm đi 70,41 triệu USD so với 2011; có thể làm rõ hơn, doanh số này chỉ xấp xỉ 1/3 doanh số đạt được của năm 2010. Nhìn chung, giá trị thanh toán xuất khẩu trên mỗi món cũng có sự giảm đi tương ứng.
Bảng 2.7: Doanh số và tỷ trọng thanh toán LC xuất khẩu tại SGD VCB năm 2010-2012
đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số này chiểm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán xuất khẩu với 11,79%, đứng sau phương thức chuyển tiền. Tỷ trọng này đã suy giảm đáng kể vào các năm tiếp theo với con số chỉ còn dưới 10%, đáng nói là tỷ trọng trong năm 2012 chỉ còn ở mức 2,93% - góp phần doanh số nhỏ nhất trong tổng kim ngạch. Ngày nay, với những đối tác làm ăn khá tin cậy từ những quốc gia lớn, thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường muốn lựa chọn phương thức chuyển tiền nhằm đạt được chi phí thấp, đơn giản mà vẫn đảm bảo được thanh toán.
Năm 2010 2011 Δ% so với 2010 2012 Δ% so với 2011 Số món thông báo 861 1.769 + 105,46% 1.813 +2,49%
Doanh số thông báo 260,81 943,26 +261,67% 916,87 -2,80%
Số món xuất trình 1.666 1.701 +2,10% 972 -42,86%
Doanh số xuất trình 191,83 195,83 +2,09% 80,12 -59,09%
Qua biểu đồ 2.3, có thể thấy rõ sự khác biệt trong xu hướng thay đổi của doanh số thông báo và doanh số xuất trình LC, cùng với đó tốc độ thay đổi cũng phần nào khác nhau.
Biểu đồ 2.3: Doanh số thông báo và xuất trình LC xuất khẩu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.3 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)
Nhìn qua, số món thông báo đã có khuynh hướng tăng đột ngột trong cả giai đoạn, từ 861 món vào năm 2010 lên tới mức cao nhất là 1.813 món tính đến cuối năm 2012; đây là sự gia tăng đáng kể tới 110,57% so với cuối năm 2010. Ve doanh số, tổng giá trị đạt 260,81 triệu USD vào 2010, đây là một con số đáng khích lệ song lại tăng trưởng mạnh ở những năm kế tiếp, khi năm 2012 tổng doanh số đạt được khoảng hơn 910 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng kỷ lục 251,55% so với 2010. Tốc độ tăng của doanh số lớn hơn tốc độ tăng của số món phần nào cũng cho thấy giá trị bình quân mỗi món cũng đang có chiều hướng tăng.
Doanh số và số món xuất trình tuy có tăng nhẹ vào năm 2011 nhưng sang năm kế tiếp thì lại giảm đi đáng kể. Số món xuất trình thay đổi từ 1.666 món tính đến 2010 xuống mức 972 món vào cuối năm 2012, tương đương giảm 41,66% qua 3 năm. Tổng giá trị xuất trình giảm với tốc độ lớn hơn, ở mức 58,23% (từ 191,83 triệu USD còn hơn 80 triệu USD), làm cho giá trị mỗi món xuất trình trở nên thấp hơn (dưới 100 nghìn USD), điều này lại cho thấy nhu cầu tài trợ theo phương thức LC của khách hàng tại SGD có xu hướng khác biệt đáng kể giữa các sản phẩm khác nhau.
Bảng 2.8: Tình hình thông báo và xuất trình LC tại SGD VCB
Đây là hình thức tài trợ mà SGD cung cấp dựa trên LC đã mở, hạn mức tín dụng và hệ số tín nhiệm của NXK; nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn tạm thời của khách hàng. Mọi công tác thẩm định trước khi giải ngân đều giống như một sản phẩm tín dụng nội địa.
Trong bối cảnh 2010, khi tỷ giá USD/VND tăng tạo điều kiện thu hút cho hoạt động xuất khẩu, cùng với đó là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng đang có nhu cầu vay vốn lớn để sản xuất, SGD đã đạt được doanh số cho vay tài trợ hàng xuất lên tới 661,53 tỷ đồng; chủ yếu là tài trợ với chính sách hỗ trợ lãi suất cho mặt hàng nông nghiệp. Sang năm 2011, doanh số này đã tăng trưởng mạnh lên đến 873,58 tỷ đồng, mở rộng cho vay tới 212,05 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 32,05% so với cùng kỳ năm trước. Có thể lý giải ở đây là một phần do hoạt động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2011; bên cạnh đó, VCB đang chuyển trọng tâm sang cho vay ngắn hạn thay vì dài hạn nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu và rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống; đồng thời, chương trình “Cho vay hỗ trợ xuất khẩu” được áp dụng trong năm đã góp phần tăng đáng kể doanh số về mảng này cho SGD.
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay tài trợ hàng xuất khẩu theo LC
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.4 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)
Năm 2012, doanh số này đã không giữ vững được ở mức tăng trưởng mà lại có chiều hướng giảm, xuống còn 796,15 tỷ đồng (tức giảm 8,86% so với 2011). Trong năm này, SGD cùng toàn hệ thống đã tiết giảm cho vay ngắn hạn để nới rộng cho vay trung dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các ngành của Chính phủ; cùng với đó, sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu cũng ảnh hưởng phần nào tới doanh số cho vay hỗ trợ hàng xuất của SGD.
❖ Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
SGD VCB thực hiện thanh toán trước một phần trị giá bộ chứng từ hàng xuất đòi tiền theo LC trả ngay hoặc trả chậm kỳ hạn dưới 360 ngày cho các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức chiết khấu có truy đòi. Trong suốt giai đoạn 2010-2012, doanh số chiết khấu hầu như chiếm tỷ trọng nhỏ khi so với doanh số thanh toán LC xuất khẩu; nhưng nhìn chung từ biểu đồ 2.5, tổng giá trị chiết khấu hàng năm diễn ra bất ổn định và đều có sự thay đổi không theo một xu hướng chung. Mở đầu giai đoạn là năm 2010, tổng giá trị chiết khấu chứng từ hàng xuất
đến cuối năm đạt mức 17,18 triệu USD, chỉ xấp xỉ 11% tổng kim ngạch thanh toán LC xuất khẩu.
Biểu đồ 2.5: Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại SGD VCB
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.5 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)
Đến năm 2011, doanh số chiết khấu đã tăng lên tới 20,12 triệu USD, đạt mức tăng trưởng mới với mức tăng mạnh 17,11%, đem về cả lợi nhuận lớn lẫn rủi ro tiềm ẩn cho SGD. Tuy doanh số tăng nhưng không phải do mở rộng đối tượng khách hàng được chiết khấu, mà chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống của Sở, có uy tín cùng với lịch sử giao dịch thâm niên với SGD. Sang năm 2012, tổng giá trị chiết khấu lại tăng, vươn lên mức cao nhất trong cả ba năm với doanh số khoảng trên 22 triệu USD, mở rộng chiết khấu tới 2,02 triệu USD so với năm trước đó (tức tăng lên 10,04%). Điều này khác xa so với xu hướng chung của hoạt động xuất khẩu trong bức tranh tối của nền kinh tế năm 2012.
Giá trị thanh toán chiết khấu chính là số tiền mà SGD được thanh toán bởi NHPH dựa trên chứng từ hàng xuất của khách hàng, biểu đồ 2.6 cho thấy giá trị này tuân theo cùng xu hướng với doanh số chiết khấu. Năm 2010, số tiền được thanh toán nhờ chiết khấu chứng từ đạt mức 29,31 triệu USD, trong khi số tiền chiết khấu
cho khách hàng đạt 17,18 triệu USD trong năm, điều này tương đương với việc đem lại khoản lãi giá trị 12,13 triệu USD.
Biểu đồ 2.6: Giá trị thanh toán chiết khấu bộ chứng từ tại SGD VCB
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.6 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)
Mức chênh lệch này có xu hướng thất thường khi giảm đáng kể ở năm 2011 với phần lãi chiết khấu đem lại cho SGD chỉ đạt 14,40 triệu đồng, tiếp đó lại tăng đến 17,02 triệu USD vào năm 2012. Có thể thấy năm 2011, mức lãi xuống mức thấp nhất do SGD đã nới lỏng tỷ lệ chiết khấu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện chiết khấu chứng từ tại SGD.