d. Chiến lược phân phố
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng
Việc mở rộng tài trợ XNK của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào những động thái thay đổi từ phía NHTM hay NHNN, mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Nếu các doanh nghiệp này biết cách khắc phục những điểm yếu kém của mình và định ra phương hướng giải quyết đúng đắn thì việc tận dụng sự tài trợ từ ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả cao trong các thương vụ mua bán quốc tế.
Số lượng đơn vị tham gia kinh doanh XNK ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, việc chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh đầy rủi ro này là điều tất yếu. Các doanh nghiệp chuyên về mảng XNK nên thiết lập những bộ phận chuyên trách riêng, bộ phận này sẽ đảm đương các công tác tìm hiểu thị trường nước đối tác, về nghiệp vụ ngoại thương. Để làm được điều đó, họ phải là đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản về chuyên môn, am hiểu sâu rộng về luật pháp cũng như tình hình kinh tế ở trong nước và các nước bạn hàng. Một số doanh nghiệp nhỏ còn chưa thể tự trang bị một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, giải pháp tối ưu đó là tìm đến sự trợ giúp từ dịch vụ tư vấn của ngân hàng. Các cán bộ ngân hàng hội tủ đủ cả trình độ lẫn kỹ năng cần thiết, cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, họ hoàn toàn có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin xác thực và tìm kiếm giúp các đối tác đáng tin cậy.
Các doanh nghiệp cần có sự cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác làm ăn kinh doanh của mình trước khi ký kết hợp đồng. Đây là hoạt động mua bán diễn ra ở những quốc gia khác nhau, vì vậy có sự cản trở về khoảng cách địa lý và ngôn ngữ, nên công việc tìm hiểu thông tin về đối tác khá là khó khăn. Các doanh nghiệp nên tìm sự trợ giúp thông tin từ các tổ chức hiệp hội ngành hàng, thông qua báo chí, báo điện tử. Trong quá trình ký kết, doanh nghiệp nên xem xét kỹ từng điều khoản để loại bỏ những điều khoản dễ gây bất lợi cho mình và ngân hàng trong quá trình thanh toán.
Việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh XNK còn có thể được thúc đẩy thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong ngành, các buổi nói chuyện với các chuyên gia giỏi để từ đó đúc kết thông tin và kinh nghiệm. Ngoài các cán bộ chuyên trách mảng ngoại thương, các cán bộ phòng ban khác cũng nên được đào tạo tỉ mỉ để có thể xây dựng được các phương án làm ăn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó mới có thể được ngân hàng chấp nhận tài trợ.
Khi đến yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ hay trong quá trình tài trợ, khách hàng cần khai báo trung thực các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của mình; không nên cung cấp các số liệu không chân thực theo kiểu đối phó, nếu bị ngân hàng phát hiện thì có thể doanh nghiệp sẽ không được tài trợ nữa do không có ý thức hợp tác với ngân hàng. Đồng thời khách hàng còn phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu như hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại hay vận đơn để ngân hàng xác minh tính chân thực của nhu cầu tài trợ. Bên cạnh đó, khách hàng cần thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, chủ động phối hợp với ngân hàng nếu có tranh chấp xảy ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1 và qua phân tích thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của SGD giai đoạn 2010-2012, chương 3 khóa luận đã làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, đưa ra những định hướng phát triển chung cho ngân hàng VCB và phát triển hoạt động tài trợ XNK riêng cho SGD.
Thứ hai, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT đối với SGD.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ ngành, NHNN, Ngân hàng TMCP Vietcombank cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại SGD.
KẾT LUẬN
Với xu thế quốc tế hóa, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được chú trọng, do đó mà nhu cầu tài trợ cho lĩnh vực này trở nên vô cùng cần thiết. TDCT đang được coi là phương thức thanh toán đem lại sự an toàn trong giao dịch hiện nay, vì vậy mà việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo LC đang được các NHTM rất quan tâm. Trên cơ sở hướng đến những giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT, khóa luận đã nghiên cứu được những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận chung về mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức LC của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ đó chỉ ra các kết quả đạt được cũng như một số tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận cùng với những phân tích, đánh giá; khóa luận đã đưa ra những định hướng phát triển, và đề xuất các nhóm giải pháp đối với SGD, kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành, NHNN, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các doanh nghiệp XNK nhằm mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của SGD.
Do còn nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tác giả một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng nói chung và bộ môn Thanh toán quốc tế nói riêng, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, các anh chị tại SGD Ngân hàng Vietcombank đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2009-2012.
2. Báo cáo sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2009-2012.
II - Tài liệu
Tài liệu tiếng Việt
1. Hồ Thị Thu Ánh, Tín dụng và thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội, 2007.
2. PGS. TS. Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Lý luận chính trị, 2005.
3. ThS. Dương Hữu Hạnh, Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, 2005.
4. TS. Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội, 2006.
5. TS. Lại Ngọc Quý, Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án
tiến sĩ,
Học viện Ngân hàng, 2002.
6. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Bài tập và bài giải thanh toán quôc tế, NXB Thống kê, 2011.
7. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang tài trợ thương mại, NXB Thống kê, 2011.
8. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2011.
9. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương,
NXB Thống kê, 2011.
10. PGS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, 2002.
12.Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, 1999. 13.Từ điển tài chính ngân hàng, in lần thứ hai, NXB Thống kê. 14.Từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển bách khoa, 2005.
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. ICC - International Commercial Terms, 2000.
2. ICC - International Standard Banking Practice Under Documentary Credit, ISBP 681, 2007.
3. ICC - Supplement To The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation - eUCP 1.1, 2007.
4. ICC - The Uniform Customs and Practice for documentary credit - ICC publication No600, Paris.
III - Website1. http://www.vietcombank.com.vn/ 1. http://www.vietcombank.com.vn/ 2. http://www.hsbc.com.hk/ 3. http://www.sbv.gov.vn/ 4. http://vneconomy.vn/ 5. http://vnexpress.net/ 6. http://www.gso.gov.vn/ 7. http://www.moit.gov.vn/ 8. http://www.hypovereinsbank.de/