Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 051 (Trang 63 - 66)

b. Tài trợ nhập khẩu

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại

Thứ nhất, có sự mất cân đối lớn giữa doanh số tài trợ xuất khẩu và doanh số tài trợ nhập khẩu theo phương thức TDCT tại SGD. Trong suốt giai đoạn 2010- 2012, doanh số thanh toán LC nhập khẩu luôn chiếm tới hơn 85% tổng kim ngạch thanh toán XNK bằng LC; mức tỷ trọng này còn tăng liên tục tăng trong 3 năm. Ngược lại, tỷ trọng của doanh số thanh toán LC xuất khẩu chỉ khoảng trên dưới 10% và đến năm 2012 thì chỉ còn hơn 4%, thấp hơn rất nhiều lần so với kim ngạch của LC nhập khẩu. Từ thực tế này có thể sẽ nảy sinh ra vấn đề về thiếu cân đối

trong lượng ngoại tệ chi ra và thu vào của ngân hàng, dễ gây ra tình trạng thiếu hụt ngoại tệ để thanh toán, từ đó tác động đến các giao dịch khác cần đến ngoại tệ và làm ảnh hưởng đến trạng thái ngoại hối của ngân hàng.

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số thanh toán LC XK và LC NK tại SGD

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2010-2012. Số liệu trong biểu đồ 2.10 được thể hiện theo cách viết tiếng Anh)

Bên cạnh đó, sự chênh lệch lớn này cũng kéo theo một sự mất cân đối khác trong doanh số các sản phẩm tài trợ đi kèm như tài trợ hàng xuất theo LC và cho vay thanh toán LC nhập. Tổng giá trị cho vay tài trợ hàng xuất hàng năm luôn ở mức khá khiêm tốn, cũng chỉ bằng khoảng 1/6 tổng dư nợ cho vay thanh toán LC nhập khẩu.

Thứ hai, doanh số hầu hết các sản phẩm tài trợ XNK theo LC đều chịu xu hướng giảm trong 3 năm vừa qua, đặc biệt là các sản phẩm tài trợ cho LC xuất khẩu có tốc độ giảm mạnh ở năm 2012. Các hình thức tài trợ cho LC nhập khẩu có phần giảm chậm và đều hơn, tất cả đều góp phần hạ thấp doanh thu lãi và phí từ những sản phẩm này. Chiều hướng suy giảm này xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, song điều này cũng cho thấy rằng thị phần của SGD tuy lớn nhưng ngày càng bị thu hẹp dần. Sự vươn lên lớn mạnh của các NHTM khác cùng với sự tham gia vào thị

trường của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽ đem lại không ít khó khăn cho SGD trong việc đẩy mạnh thị phần của mình trong tương lai.

Thứ ba, danh mục các sản phẩm tài trợ XNK theo LC chưa thực sự đa dạng. Hầu hết các sản phẩm do SGD cung ứng là các sản phẩm truyền thống như: phát hành, thông báo, xác nhận, thanh toán, chiết khấu, cho vay thanh toán LC'..., và các loại tài trợ này luôn được coi là thế mạnh của VCB trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhưng ngoài ra, việc cung cấp các sản phẩm như phát hành các loại LC đặc biệt thì chưa thực sự được chú trọng, doanh số phát hành LC chuyển nhượng, LC giáp lưng và bảo lãnh ngân hàng còn chiếm tỷ trọng rất hạn chế, trong khi LC điều khoản đỏ còn chưa được tài trợ tại SGD trong nhiều năm trở lại đây. Hơn thế, việc lập các loại LC đặc biệt này vẫn còn chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, tức là do chính cán bộ ngân hàng soạn thảo ra dựa trên các LC cơ sở; điều này cũng gây không ít trở ngại cho việc mở rộng các sản phẩm của SGD.

Thứ tư, về năng lực quảng bá sản phẩm tài trợ XNK của bộ phận quan hệ khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong khi bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của phòng thanh toán quốc tế có bề dày kiến thức chuyên sâu, am hiểu về các sản phẩm tại SGD, thì các nhân viên bán hàng ở bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì còn tỏ rõ nhiều điểm chưa hoàn thiện. Khách hàng sau khi được giới thiệu về sản phẩm vẫn còn mơ hồ về trình tự, thủ tục lẫn cách thức tiến hành. Nhân viên vẫn chưa giải đáp cho khách hàng một cách thỏa đáng về việc với ngành nghề kinh doanh gì, đối tác bạn hàng như thế nào, giá trị thanh toán bao nhiêu thì nên sử dụng phương thức LC là hiệu quả. Những điều này đều đem đến rào cản cho việc thu hút những khách hàng mới sử dụng lần đầu dịch vụ tài trợ của SGD.

Thứ năm, các chiến lược Marketing của SGD còn chưa hướng tới các doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam. Các sản phẩm của SGD cung ứng đều chủ yếu nhằm vào các khách hàng nội địa, những sản phẩm này được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của các nhà kinh doanh XNK trong nước, còn các doanh nghiệp nước ngoài thì chưa được quan tâm tới. Cũng xuất hiện một thực tế rằng các doanh nghiệp nước ngoài này thường có xu hướng ưa chuộng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài hơn là các ngân hàng Việt Nam, vì những ngân hàng đó có

uy tín đủ lớn để mà họ có thể tin tưởng chất lượng phục vụ. Có lẽ chính vì điều này mà làm cho SGD khó mà có thể tiếp cận được với khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 051 (Trang 63 - 66)