d. Chiến lược phân phố
3.3.1.4. Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu
khẩu
Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã giảm đi nhiều trong mấy năm trở lại đây, giá lao động cũng tăng lên nhiều trong khi máy móc thiết bị cũng phần nào lạc hậu so với trình độ quốc tế chung. Vì vậy để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước cần ban hành chính sách thuế thỏa đáng, có thể miễn hoặc giảm các loại thuế cho một số mặt hàng lợi thế nghiêng về Việt Nam như nông thủy sản. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vì họ có thể nâng cao tính cạnh trạnh của mình thông qua chính sách giá cả xuất khẩu. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, Nhà nước nên áp dụng chính sách hoàn trả 100% thuế nhập khẩu. Chế độ miễn giảm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, phí giao thông đường bộ trong giá xăng dầu... đối với các doanh nghiệp khai thác cũng cần thay đổi theo hướng có lợi cho họ. Không chỉ vậy, Nhà nước còn nên khuyến khích việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua quy định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất.
Bên cạnh đó, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên phối hợp để tìm kiếm các thị trường mới, bằng các nỗ lực ngoại giao và các chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn nhằm mở đường và kích thích các quan hệ buôn bán của các doanh nghiệp. Để khuyến khích xuất khẩu, Bộ Công thương cần tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm và hội thảo thương mại tại Việt Nam; các đoàn cán bộ thương mại trong nước cần thường xuyên ra nước ngoài hoặc đón các đoàn nước ngoài vào Việt Nam để có dịp trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiêu chuẩn quốc tế và các hình thức xúc tiến thương mại tiên tiến. Chính phủ và các ban ngành liên quan cũng nên có những quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định và công bằng cho các văn phòng đại diện và các chi nhánh của doanh nghiệp trong nước ở bên nước ngoài.
Ngoài ra, nhà nước cần tiếp tục phát triển công nghệ thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) Việc triển khai chính thức TTHQĐT không chỉ mang lại lợi ích cho
người khai hải quan và cơ quan Hải quan mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội, cụ thể như sau:
Đối với cơ quan Hải quan. việc triển khai chính thức TTHQĐT đưa phương thức quản lý hải quan hiện đại đi vào thực tế cuộc sống, phương thức quản lý mới giúp ngành Hải quan quản lý doanh nghiệp có áp dụng quản lý rủi ro; từ xử lý thủ công trên giấy tờ sang xử lý hầu hết trên máy tính; đối chiếu và xử lý tự động một số bước trong quy trình thủ tục, một số giấy tờ thuộc bộ hồ sơ hải quan cũng như một số thủ tục hành chính được cắt giảm khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn đảm bảo quản lý.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, các lợi ích cụ thể là:
- Tiết kiệm thời gian do việc tự động hóa của hệ thống, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bao gồm: chi phí đi lại khi thực hiện khai báo (khai báo thông qua
Internet); chi phí mua tờ khai hải quan (tờ khai hải quan điện tử được in với
giấy A4
bất kỳ); chi phí chuẩn bị bộ hồ sơ giấy (hồ sơ hải quan được giảm thiếu tối
đa), chi
phí nhân lực ...
- Tính toán chi phí sơ bộ khi thực hiện một thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan trước và sau khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho thấy tổng chi phí
hàng năm mà các cá nhân, tổ chức tiết kiệm được là trên 20%. Cụ thể, với lô hàng
thuộc diện miễn kiểm tra hải quan, doanh nghiệp được khai và nhận quyết định
thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; giảm số lượng chứng từ thuộc bộ hồ sơ
hải quan
phải nộp; đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan, doanh nghiệp
chỉ cần
giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.