Nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 31 - 33)

V Chiến lược hoạt động, chính sách và quy trình tín dụng

Căn cứ vào tình hình kinh doanh trong một giai đoạn cụ thể nào đó mà mỗi Ngân hàng đề ra cho mình một chiến lược kinh doanh nhất định. Những chiến lược đó sẽ được cụ thể hóa bằng những chính sách như: chính sách tín dụng, chính sách khách hàng,.. .Do đó quyết định mở rộng cho vay đối với bất kì đối tượng nào cũng phải căn cứ vào chính sách mục tiêu mà ngân hàng đó đã lựa chọn.

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là chính sách do Hội đồng quản trị ban hành, được thiết kế nhằm hướng dẫn và/hoặc kiểm tra định hướng và hoạt động của tổ chức cho vay.

Chính sách tín dụng tạo ra một cơ chế thống nhất trong toàn bộ tổ chức, tạo cơ sở cho việc điều hành kinh doanh một cách chủ động và hướng dẫn cán bộ trong việc thực thi công việc.

Do đó, có thể thấy chính sách tín dụng đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Một CSTD linh hoạt, hợp lí, theo sát với những diễn biến của nền kinh tế...sẽ là công cụ hữu hiệu cho các cán bộ ngân hàng chủ động trong việc đưa sản phẩm tín dụng đến với đông đảo khách hàng, chủ động khai thác được thị trường tiềm năng, bên cạnh đó góp phần giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng giúp ngân hàng tăng được uy tín, lợi nhuận.

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo trình tự nhất định kể từ khi lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên tục, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan

hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải cứng nhắc, kém linh hoạt. Vì vậy quy trình cho vay cần được xây dựng phù hợp, hài hòa, trung hòa được hai mục tiêu là an toàn tín dụng cho Ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, áp dụng linh hoạt đối với khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Mặt khác, hoàn thành tốt quy trình cho vay trong tất cả các bước sẽ hạn chế được rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo an toàn vốn vay, cũng là thực hiện mở rộng cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả.

V Quy mô vốn của ngân hàng

Quy mô vốn tự có của NHTM thể hiện tiềm lực, sức mạnh của ngân hàng, vốn là cơ sở tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hơn nữa vốn tự có còn là tấm đệm giúp ngân hàng phòng chống các rủi ro. Do đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng có sức mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh, ngân hàng có uy tín trên thị trường, dễ dàng trong việc tiếp cận các đối tác và các kênh huy động vốn trên thị trường và khả năng chống lại các rủi ro cao mang lại niềm tin cho khách hàng. Hơn nữa, NHNN cũng quy định các ngân hàng chỉ được phép cho vay trên một tỉ lệ nhất định của vốn tự có để đảm bảo khả năng an toàn vốn. Việc gia tăng vốn tự có góp phần tăng khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

V Nhân tố con người

Các ngân hàng thường tuyên bố nhân viên là tài sản quý giá nhất. Đúng vậy, đội ngũ nhân viên chính là những người thực thi các quy trình, chính sách mà ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó chính là những người mang hình ảnh ngân hàng đến gần hơn đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Một ngân hàng với một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững chính sách, quy trình, đặc điểm sản phẩm...cùng với một thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp hoạt động tín dụng phát triển, và giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao vị thế, uy tín cho ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn từ đó tăng khả năng mở rộng tín dụng. Ngược lại một đội ngũ nhân viên yếu kém về phẩm chất, năng lực sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lí hoặc sai sót trong hồ sơ của khách hàng, gây hậu quả nghiêm trọng về uy tín, hình ảnh và chất lượng kinh doanh của ngân hàng.

V Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đã giúp các ngân hàng tích cực trong việc giám sát hoạt động, phân tích xử lí thông tin chính xác nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng, vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

S Hoạt động Marketing của Ngân hàng

Marketing ngân hàng là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý của một ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của các nhóm khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống các chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến.

Với các chức năng cơ bản của Marketing là: thông qua việc nghiên cứu thị trường, xác định được những nhu cầu đòi hỏi, mong muốn và những xu thế thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, Marketing làm cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trở nên hấp dẫn, khác biệt, đem lại nhiều tiện ích, lợi ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hoạt động Marketing thúc đẩy quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Với những chiến lược Marketing hiệu quả, ngân hàng có thể xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ với các khách hàng, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng có thể thu hút thêm được khách hàng mới, đồng thời vẫn có được sự trung thành của khách hàng cũ. Như thế hoạt động Marketing ngân hàng có thể làm tăng uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Và khi có việc mở rộng tín dụng trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 31 - 33)