Những nguyên nhân cơ bản a Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 72 - 74)

d. Vòng quay vốn tín dụng

2.3.2.2. Những nguyên nhân cơ bản a Nguyên nhân chủ quan

a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Quy trình cho vay cho các DNVVN chưa hợp lý. Ngân hàng chưa có quy trình cho vay riêng đối với khách hàng DNNVV mà quy trình này vẫn tuân theo quy trình cho vay Doanh nghiệp chung của toàn ngân hàng. Việc này có rất nhiều bất cấp, bởi vì giữa DNNVV và các doanh nghiệp khác ( DN lớn...) khác nhau về quy mô hoạt động, trình độ quản lí, sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trường nếu áp dụng dụng chung một quy trình thì sẽ khiến việc đưa ra quyết định cho vay không phù hợp, đôi khi khiến ngân hàng từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt, tiềm năng do không đáp ứng được các yêu cầu chung trong quy trình cho vay đối với cả các doanh nghiệp lớn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay lâu dài cũng như tuân thủ các nguyên tắc, quy trình cho vay thì việc đưa ra một chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể là điều kiện tiên quyết và cần thiết. Điều đó sẽ giúp các cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp xúc và xử lý các khoản vay.

Thứ hai: Mặc dù, hàng năm Ngân hàng có rất nhiều chương trình để thúc đẩy tăng trưởng cho vay cũng như hỗ trợ cho DNNVV, tuy nhiên, những thông tin này mới chỉ tiếp cận được một số doanh nghiệp nhất định. Thực tế này là do hiện nay, Ngân hàng mới chỉ chú trọng đến tìm các sáng kiến, các sản phẩm, chương trình để thu hút khách hàng nhưng lại chưa chú trọng đến công tác Marketing nhằm giới thiệu chương trình đó đến gần hơn với khách hàng. Do đó, nhiều khách hàng DNVVN tiềm năng, có nhu cầu nhưng không biết đến những ưu đãi, lợi thế của các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank. Ngân hàng cần mở rộng, tăng cường các kênh truyền thông hiệu quả, giúp ngân hàng thu hút đối tượng khách hàng nói chung, khách hàng DNVVN nói riêng; điều này góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trước các đối tác.

Thứ ba: Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, trong khi lĩnh vực hoạt động của các DNVVN lại vô cùng đa dạng. Mặc dù, Techcombank có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, lăn xả vì công việc. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc khách hàng

đa số còn trẻ, chưa đồng đều giữa các chi nhánh, chưa có nhiều kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế kĩ năng nghiệp vụ. Nên khi cán bộ tín dụng cho vay một DNVVN mà họ chưa đủ trình độ và hiểu biết để thẩm định thì rủi ro tín dụng rất có nguy cơ xảy ra.

Thứ tư, vai trò tư vấn, hỗ trợ của NH đối với KH còn thấp, chưa có sự chủ động, chuyên nghiệp. Ngân hàng vẫn chưa có nhiều chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường thì ngân hàng có những chính sách ưu tiên chung cho khách hàng doanh nghiệp, nên thu hút khách chưa đạt hiệu quả cao nhất. Các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án, dự án phù hợp. Do đó, để đánh giá chính xác tiềm năng của dự án, cũng như năng lực thực hiện phương án, dự án của DNNVV, cán bộ tín dụng cần nâng cao vai trò hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng trong việc hoàn thiện phương án, dự án xin vay để đạt được mức độ khả thi và hiệu quả cao nhất. Để trong quá trình thực hiện, DNNVV có thể thực thi trôi chảy, thu được lợi nhuận cao, từ đó ngân hàng cũng sẽ giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Nguyên nhân từ phía DNNVV

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan cũng như các nguyên nhân từ phía ngân hàng, trong quan hệ tín dụng còn nhiều vấn đề phát sinh từ phía các DNNVV. Cụ thể:

Thứ nhất, không có dự án khả thi: đây là điều kiện tiên quyết cảu ngân hàng để xem xét và ra quyết định cho vay. Thực tế, hầu hết các DNNVV không thể tự viết được các kế hoạch kinh doanh đặc biệt trong dài hạn. Trước tình hình đó, cán bộ tín dụng phải tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục, lập kế hoạch kinh doanh. Nhiều khi cán bộ tín dụng cần tham gia hỗ trợ khách hàng tính toán và lập phương án cho vay vốn trả nợ ngân hàng.

Thứ hai, không có đủ vốn tự có tham gia vào các dự án theo quy định cảu Techcombank, DNNVV vẫn phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng nhiều.

Thứ ba, không đủ tài sản thế chấp. Các DNNVV đã thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì lại không đủ tài sản thế chấp, thậm chí có những doanh nghiệp không đủ tự tin vào phương án sản xuất kinh doanh của mình nhưng muốn vay vốn ngân hàng mà không thế chấp tài sản để khi xảy ra rủi ro ngân hàng là người chịu. Hoặc có thể chấp thì hầu hết là các tài sản lạc hậu, khó xử lí, có tính thị trường không cao.

Thứ tư, các DNNVV không có đầy đủ các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp không đáp ứng được điều này vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật và thiếu chính xác. Điều này làm cho việc thẩm định, đánh giá khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm. ở một số DNNVV năng lực quản lí tài chính, trình độ kĩ thuật còn yếu kém, sản xuất kinh doanh bị cạnh tranh gay gắt nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w