Cần phải có luật riêng điều chỉnh hoạt động DNNVV nhằm hỗ trợ tối đa

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.

3.3.1.4.Cần phải có luật riêng điều chỉnh hoạt động DNNVV nhằm hỗ trợ tối đa

đa

cho sự phát triển đối với DNNVV

Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực là Nhật Bản, Hàn Quốc, việc khởi động xây dựng một luật riêng dành cho DNNVV cần phải nhanh chóng tiến hành. Ở Nhật Bản, luật cơ bản DNNVV được ban hành năm 1963 khi nước này bắt đầu dịch chuyển sang nền kinh tế mở. Luật này đã chỉ ra 2 định hướng rõ ràng cho chính sách phát triển DNNVV. Một là, nâng cao cấu trúc DNNVV thông qua cải thiện năng suất, hiện đại hóa trang thiết bị, hợp lí hóa sản xuất kinh doanh. Hai là, khắc phục bất lợi của DNNVV bằng cách cải thiện các điều kiện cho giao dịch kinh doanh, chống cạnh tranh quá mức,...

Còn ở Hàn quốc, sớm đã nhận thức đây là loại hình doanh nghiệp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm nên luật DNNVV ở Hàn quốc đã ra đời từ năm 1966 gồm 19 đạo luật rõ ràng là thúc đẩy DNNVV khởi sự và tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiện ở Việt Nam, phần lớn các chính sách, chương trình trợ giúp chủ yếu hướng vào đối tượng là DN nói chung, không có quy định ưu tiên hoặc dành riêng cho DNNVV (trừ một số chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.) Các chính sách, chương trình trợ giúp được xây dựng và phê duyệt dựa trên các tiêu chí, hoạt động riêng của từng bộ, ngành, địa phương, không có quy định cụ thể về số lượng DNNVV được thụ hưởng từ chính sách hoặc nguồn ngân sách dành cho trợ giúp DNNVV. Điều này dẫn tới tình trạng một số cơ quan thực hiện chính sách, chương trình chưa chú ý tới công tác hỗ trợ các DNNVV

trong quá trình thực hiện; chưa có số liệu thống kê phù hợp để đánh giá được tác động, kết quả trợ giúp DNNVV. Hệ thống thông tin về DNNVV yếu, chưa có số liệu thống kê phản ánh thực sự tình hình hoạt động, nhu cầu trợ giúp của DNNVV cũng như công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai chính sách trợ giúp nên nhiều cơ chế chính sách trợ giúp DNNVV bất cập trong thực tiễn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của DNNVV.

Do đó, cơ quan nhà nước cần xác định việc xây dựng và triển khai luật dành riêng cho DNNVV không phải là mục tiêu mà là khởi đầu để thúc đẩy kinh doanh cho DNNVV. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số chương trình hỗ trợ xúc tiến DNNVV do các bộ, ngành chủ trì, nhưng chưa có định hướng tập trung cho DNNVV và dưới sự điều phối của một cơ quan nên hầu như các DNNVV không được hưởng lợi từ các chương trình đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 83 - 84)