Áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.

3.3.3.4.Áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Ngân hàng cần phối hợp với Công ty bảo hiểm tiến hành bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng....nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực sự yên tâm khi đầu tư vốn vào các DNNVV, vừa tăng trách nhiệm sử dụng tiền vay của khách hàng, vừa tạo thêm nguồn để ngân hàng có thể tiếp tục đầu tư.

Trích lập kịp thời các quỹ dự phòng rủi ro: trên cơ phân loại nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn), ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ theo tỷ lệ từ 0% đến 100%. Đối với dự phòng chung, hiện tại Techcombank duy trì ở mức 0.75% trên dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

Techcombank tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản chế độ, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ cho vay DNNVV tạo sự thuận lợi cho khách hàng, giúp mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro. Ngân hàng phải phổ biến định hướng phát triển cũng như chính sách chiến lược cho toàn thể chi nhánh, phòng ban nhằm tiến hành một cách đồng bộ mục tiêu đã đề ra. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ cho các chi nhánh, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên thì nên chuyên môn hóa theo từng loại sản phẩm, đồng thời khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ của mình. Phối hợp các trung tâm với nhau, hỗ trợ các chi nhánh về trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin, các phần mềm truy cập thông tin tiện lợi.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của chi nhánh, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng, các hành vi tiêu cực trong nội bộ ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống quản lý tín dụng và xếp hạng khách hàng, đưa ra cách thức chấm điểm chi tiết, phân nhỏ nhóm trong ngành. Mặt khác đứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế như hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng dễ bị lạc hậu không đánh giá chính xác tình hình kinh doanh, chiều hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy ngân hàng cần phải cập nhật thường xuyên, và thay đổi các chỉ tiêu, biểu điểm cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 86 - 87)