Quan hệ giữa hệ thống ngân hàng và các DNNVV trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Quan hệ giữa hệ thống ngân hàng và các DNNVV trong thời gian qua

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất khẩu của khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, Chính Phủ cũng như Ngân hàng nhà nước ban hành ra hàng loạt các quyết định để hỗ trợ tốt nhất cho các DNNVV về việc tiếp cận vốn vay. Trong giai đoạn này, hệ thống NHTM nỗ lực tạo điều kiện giúp DNNVV giải quyết khó khăn về vốn.

Cụ thể trong năm 2013 và 2014 trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NNHH ngày 15/1/2014 về tổ chức chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Theo đó, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động nhằm giảm lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá, quản lý thị trường vàng, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. NHNN đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như cơ cấu lại thời gian trả nợ, cơ cấu lại các khoản vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính); triển khai thí điểm một số chương trình tín dụng như chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Phối hợp với các Bộ, chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối doanh nghiệp-ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn hiệu quả. Điển hình là tại Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2013 đã tổ chức 28 đợt ký kết và có 654 doanh nghiệp được ký kết (chủ yếu là các DNNVV) với số vốn cam kết cho vay là 13.704 tỷ đồng và số vốn giải ngân đạt 12.300 tỷ đồng (90% tổng số vốn cam kết) với lãi suất cho vay ngắn hạn 9%/năm và trung và dài hạn là 9-12%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp đã cam kết tài trợ cho DN là 40.625 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của NHNN, sắp tới việc tổ chức kết nối ngân hàng-DN sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Đối với Ngân hàng Techcombank, việc nhanh chóng áp dụng các quy định của Chính phủ, NHNN đồng thời thực hiện nhiều sáng kiến tiêu biểu nhằm hỗ trợ, mang

lại hiệu quả kinh doanh cho mảng KHDNNVV trong những năm vừa qua.

Trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2014, Techcombank đã phát triển hệ thống sản phẩm, chính sách phù hợp với từng nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thông qua việc triển khai hơn 20 sản phẩm trong năm 2014, trong đó có 13 sản phẩm chuyên biệt theo ngành, chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm như: Dược và vật tư y tế, nhựa, dầu khí, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và đồ uống...; 2 sản phẩm đại chúng phục vụ nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp là cho vay siêu tốc trong 12h và cho vay mua ô tô doanh nghiệp; 9 giải pháp tài chính dành cho chuỗi cũng ứng dựa trên các quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn là công ty đầu ngành tại Việt Nam.

Techcombank cũng hoàn thiện các quy trình, chính sách nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và ngân hàng, giảm thời gian xử lí nghiệp vụ, trong đó có mô hình kinh doanh riêng biệt cho từng phân khúc khách hàng, mô hình xác định giá cho vay nhằm quản lí hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn, quy trình phát triển “ cây sản phẩm” đảm bảo sản phẩm đạt mức thích ứng cao nhất với thị trường, quy trình quản lí nợ, kiểm soát sau giải ngân và kiểm soát phát hành bảo lãnh, chính sách ưu đãi tài chính và phi tài chính cho khách hàng doanh nghiệp thân thiết cũng như truyền thống.

Với phương châm “ Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh không ngừng”, Techcombanh có nhiều hoạt động hỗ trợ DNNVV trực tiếp thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất VNĐ, USD với tổng giá trị giải ngân xấp xỉ 8000 tỷ đồng. Techcombank không chỉ dừng lại ở các ưu đãi tài chính mà hướng đến chăm sóc toàn diện cho doanh nghiệp thông qua các chương trình liên kết với các cơ quan chính phủ ở nhiều cấp nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ về kinh tế vĩ mô, chính sách, luật kinh doanh.. .và các giải pháp tài chính phù hợp nhất với doanh nghiệp. Năm 2014, Techcombank đã phối hợp với Sở công thương, TP.HCM, UBND các tỉnh như Hà Nam, Quảng Ninh và các hiệp hội như hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), Hiệp hội DNNVV ở một số tỉnh phía Bắc tổ chức các chương trình bán hàng bình ổn giá, hỗ trợ doanh nghiệp và tiểu thương trên địa bàn, ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 48 - 50)