Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 70 - 72)

d. Vòng quay vốn tín dụng

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc đầu tư tín dụng cho DNNVV tại Techcombank vẫn còn những tồn tại nhất định. Cụ thể:

Thứ nhất, hiện tại Techcobank vẫn chưa có một quy trình, tiêu chí, chính sách cấp tín dụng riêng biệt cho khách hàng DNNVV mà vẫn sử dụng quy trình chung của khách hàng doanh nghiệp. Điều này gây ra sự cứng nhắc trong việc tiếp cận đến khách hàng, DNNVV khó khăn hơn trong việc đáp ứng điều kiện vay chung cho tất cả đối tượng khách hàng, đặc biệt về tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, nó còn dẫn đến sự cứng nhắc trong việc ra quyết định của các cán bộ tín dụng, nhiều khi ngân hàng cũng đã bỏ qua những khách hàng thực sự tiềm năng.

Thứ hai, về khả năng mở rộng khách hàng, trong thời gian qua, Techcombank đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với các DNNVV, coi đây là khách hàng mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Nhưng ngược lại có khi chính bản thân doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng này. Cơ cấu vốn không hợp lí, tỷ lệ vốn vay chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Các doanh nghiêp sử dụng vốn vay chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc quản lí lao động, việc nắm bắt thông tin thị trường bị hạn chế, phương án thiếu tính thuyết phục...những điều này gây khó khăn cho Techcombank trong việc tìm kiếm dự án khả thi, phương án kinh doanh hiệu quả để mở rộng tín dụng đạt cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, về tài sản đảm bảo, cho vay đối với DNNVV vẫn phát sinh nợ quá hạn. Việc tài sản đảm bảo trở thành nguồn thu nợ thứ hai cũng khó bù đắp những chi phí cho ngân hàng, bởi lẽ hầu hết tài sản bảo đảm là bất động sản. Trong khi việc xử lí bất động sản hiện nay khó do thu hồi do tính thị trường không cao. Đối với những tài sản là động sản thì thường là dây chuyền sản xuất cũ nên giá trị thu hồi nhỏ.

Thứ tư, đối tượng khách hàng DNVVN vay vốn chưa đa dạng. Ngân hàng mới tập trung cho vay những doanh nghiệp vào một số ngành thương mại, dịch vụ. công nghiệp chế biến. Trong khi còn rất rất nhiều các DNVVN trong các lĩnh vực sản xuất khác nữa không được quan tâm. Do thế mà Ngân hàng cần mở rộng phạm vi khách hàng vay vốn trước tiên bằng cách dần dần mở rộng lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các ngành sản xuất mới nổi hay hỗ trợ cho khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Thứ năm, về chất lượng tín dụng

Trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đã được giữ ở mức phù hợp, tuy nhiên mức độ vẫn chưa ổn định, đặc biệt nợ quá hạn vẫn ở mức khá cao vào năm 2013 lên đến 8,3%. Một phần là do tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, một phần cũng là do ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn, trong khi các cơ chế về quản trị rủi ro, tài sản bảo đảm vẫn chưa được triển khai phù hợp với tốc độ mở rộng tín dụng trung và dài hạn.

Thứ sáu, về quy trình cho vay. Quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, làm tiêu tốn thời gian, làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chấp nhận hay không chấp nhận cho vay cần trả lời nhanh chóng cho khách hàng để doanh nghiệp chủ động tìm nguồn vốn khác đáp ứng.

Thứ bảy, tỉ lệ cho vay DNNVV trên tổng vốn huy động tuy tăng qua các năm, nhưng vẫn chưa thực sự cao, Ngân hàng cần có những biện pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn để bù đắp chi phí và tìm kiếm lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng, việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả sẽ góp phần mở rộng tín dụng cũng như nâng cao năng lực quản trị tài sản - nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 058 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w