Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 27)

- Ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

- Ngân hàng nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phương thức khác do các bên thỏa thuận.

- Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ, thì TSBĐ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tín dụng của Ngânhàng. hàng.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tín dụng của Ngânhàng. hàng.

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn mà các ngân hàng có chiến lược kinh doanh phát triển khác nhau nhằm mở rộng hay thắt chặt quy mô tín dụng của mình. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình những ngành được ưu tiên và khuyến khích vay vốn trong từng thời kỳ. Nếu ngân hàng có mục tiêu đẩy mạnh dư nợ cho vay sẽ mở rộng danh mục tài sản bảo đảm cũng như mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng tốt nhu cầu vay của khách hàng và ngược lại, nếu ngân hàng đang cần thắt chặt dư nợ cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn kinh tế nhiều biến động thì sẽ quy định chặt chẽ về tài sản bảo đảm.

Chất lượng cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định, định giá, quản lý và xử lý TSBĐ. Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bảo đảm tín dụng. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng cho chuyên môn giỏi, có kiến thức và kinh nghiệm thì có khả năng đánh giá chính xác được về TSBĐ, hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Nhưng trình độ là chưa đủ, cán bộ tín dụng cần phải có đạo đức, tránh sự thông đồng, móc nối với khách hàng để trục lợi cá nhân, đánh giá sai về khách hàng và TSBĐ, gây rủi ro cho ngân hàng.

Chất lượng công tác thẩm định TSBĐ của ngân hàng.

Việc định giá phải được thực hiện trên cơ sở phải lý hay cơ sở thực tế, đảm bảo được tính khách quan, minh bạch, chính xác. Nếu công tác định giá của ngân hàng không tốt, việc định giá cao hay thấp hơn giá trị thực tế của TSBĐ đều ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tín dụng. Nếu định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, việc định giá thấp hơn sẽ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 27)