Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&P TNT CHI NHANH CẦU GIẤY.

2.2.2. Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy.

Giấy.

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật trên mà quy trình bảo đảm tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm.

Khi khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, cán bộ tín dụng của chi nhánh có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho khách hàng có thể hiểu đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của bên vay đối với TSBĐ, cán bộ tín dụng liệt kê các giấy tờ cần xuất trình để thực hiện bảo đảm tiền vay.

Khi nhận hồ sơ về TSBĐ, cán bộ tín dụng kiểm tra xem đã đủ loại và số lượng theo yêu cầu, có chữ ký và xác nhận của cơ quan liên quan, có phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Thẩm định tài sản bảo đảm. Nguồn thông tin để thẩm định TSBĐ là:

- Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, đây là thông tin chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị TSBĐ.

- Khảo sát thực tế: kết quả khảo sát thực tế nhằm khẳng định lại các thông tin nhận được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề cần thẩm định tiếp. - Các nguồn thông tin khác: tìm hiểu qua chính quyền địa phương, công an, tòa

án, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác, hàng xóm,.... Đây là nguồn thông tin mang tính khách quan và chính xác cao.

Nội dung thẩm định:

- Quyền sở hữu TSBĐ của khách hàng vay/bên bảo lãnh.

- Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đủ ba điều kiện là tài sản hiện tại không có tranh chấp, tài sản được phép giao dịch, tài sản dễ chuyển nhượng.

- Xác định giá trị TSBĐ: tài sản được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, nhằm làm cơ sở để xác định mức cho vay tối đa.

- Khả năng thu hồi nợ trong trường hợp phải xử lý TSBĐ: dựa vào các thông tin thu thập được để cán bộ xem xét khả năng thu hồi nợ của tài sản có dễ dàng hay không để đề xuất các điều khoản trong hợp đồng để nhằm bảo về quyền lợi của chi nhánh trong trường hợp phải xử lý tài sản.

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Cán bộ tín dụng sau khi đã thẩm định TSBĐ thì viết báo cáo thẩm định với các nội dung sau: Hồ sơ bảo đảm tín dụng; tính pháp lý của tài sản bảo đảm; phân tích, đánh giá, dự báo về giá trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý TSBĐ; dự báo các rủi ro có thể xảy ra đối với biện pháp bảo đảm tín dụng và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro đó.

Cán bộ tín dụng đưa ra kết luận có đồng ý nhận TSBĐ hay không? Nếu đồng ý thì nêu tài sản đó được định giá bao nhiêu, các điều kiện và phương pháp quản lý tài sản, các đề xuất khác.Trưởng (phó) phòng tín dụng kiểm tra lại các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định và ghi ý kiến của mình: nhất trí hoặc đề nghị cán bộ tín dụng bổ sung hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng khác thực hiện việc tái thẩm định hoặc thuê bên thứ ba thẩm định.Trưởng (phó) phòng tín dụng ký tên vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc (Phó giám đốc) chi nhánh.

Bước 3: Lập hợp đồng bảo đảm tài sản.

Chi nhánh và khách hàng cùng nhau soạn thảo các nội dung của hợp đồng dựa trên các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNN Việt Nam và sự thỏa thuận của các bên. Nội dung của hợp đồng bảo đảm thường bao gồm:

- Các bên tham gia ký kết hợp đồng: bên cho vay (NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy), bên vay vốn, bên thứ ba (nếu có).

- Hình thức bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay).

- Tài sản bảo đảm tín dụng: nêu rõ tên tài sản, chủng loại, số lượng, diện tích, đặc điểm kỹ thuật, vị trí, giá trị được định giá, tổng giá trị...

- Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm tín dụng theo hình thức bảo lãnh.

- Số tiền vay, lãi suất, thời hạn cho vay. - Bên giữ giấy tờ tài sản.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý TSBĐ. - Các thỏa thuận khác.

- Hiệu lực của hợp đồng.

Bước 4: Bàn giao tài sản bảo đảm.

Sau khi hợp đồng có hiệu lực, chi nhánh và khách hàng thực hiện bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao. Tùy theo từng loại tài sản, phương thức

bảo đảm mà chi nhánh giữ và quản lý tài sản hoặc khách hàng vay/bên bảo lãnh giữ tài sản và chi nhánh quản lý hồ sơ hoặc thuê bên thứ ba giữ tài sản và chi nhánh giữ hồ sơ.

Sau khi hợp đồng được ký kết, chi nhánh luôn có sự theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn và tình trạng tài sản để vó biện pháp xử lý kịp thời khi khoản vay hoặc tài sản có vấn đề.

2.2.3. Thực trạng công tác bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh CầuGiấy. Giấy.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 49 - 50)