Các chỉ tiêu định lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 31 - 35)

Chỉ tiêu về mức độ bảo đảm của tài sản.

Giá trị khoản vay H=---

Giá trị của TSBĐ

Chỉ tiêu này cho biết mức độ bù đắp vốn của một TSBĐ trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. 0<H<1

Giá trị khoản vay là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay ghi trên hợp đồng tín dụng. Giá trị của TSBĐ được thể hiện bằng số tiền mà các cán bộ thẩm định định giá, được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, làm cơ sở cho việc xác định mức vay của ngân hàng.

Giá trị này càng thấp có nghĩa là nguồn thu để bù đắp của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ càng cao vì giá trị khoản vay nhỏ hơn nhiều so với giá trị TSBĐ, nhưng cũng đồng nghĩa với việc chính sách tín dụng của ngân hàng khá chặt, gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của khách hàng. Ngược lại giá trị này càng cao thì khả năng bù đắp vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ càng thấp, rủi ro mất vốn của ngân hàng cao hơn.

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ.

Dư nợ có TSBĐ x 100% Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ =

trên tổng dư nợ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ của ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng bảo đảm tiền vay càng tốt nhưng thể hiện chính sách tín dụng của ngân hàng khá chặt. Tuy nhiên chất lượng khoản vay không phải chỉ dựa vào tài sản bảo đảm mà còn phải quan tâm đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ ở các ngân hàng khá cao, trung bình khoảng 87%.

Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm trên dư nợ cho vay có TSBĐ.

Dư nợ cho vay không có TSBĐ x 100% Tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ =

trên dư nợ cho vay có TSBĐ Dư nợ cho vay có TSBĐ

Tỷ lệ này cho thấy tỷ trọng giữa cho vay không có TSBĐ với cho vay có TSBĐ. Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là số tiền mà ngân hàng đã cho vay không cần TSBĐ, chỉ dựa trên uy tín khách hàng; dư nợ cho vay có TSBĐ là số tiền mà ngân hàng đang cho vay có sử dụng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba làm nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Thông thường ở các ngân hàng thì tỷ lệ này thấp, khoảng 15% để đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình, tuy nhiên tỷ lệ này lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Chỉ tiêu liên quan đến nợ xấu

Dư nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản x 100% Tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm =

bằng tài sản Tổng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản

Dư nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản x 100%

Tỷ lệ nợ xấu không có ---

bảo đảm bằng tài sản Tổng dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản

Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng bảo đảm tiền vay có tài sản bảo đảm càng tốt và ngược lại, tỷ lệ này nên được duy trì dưới 3%

1.3. Bài học từ các nước trên thế giới về hoạt động bảo đảm tín dụng.

Trong hoạt động ngân hàng của nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaisia đều có một bộ phận thẩm định riêng bề TSBĐ với những chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên về TSBĐ nhằm đánh giá được chính xác nhất có thể mọi vấn đề liên quan tới TSBĐ như giá trị TSBĐ, tính pháp lý, những biến động về giá cả, thị trường tiêu thụ,.... Đặc biệt các nước này đều thành lập các tổ chức riêng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

để xử lý TSBĐ. Ở Malaysia có thành lập các công ty quản lý tài sản AMC, với chức năng bán TSBĐ thu hồi vốn. Hàn Quốc thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) với mục đích là xử lý nợ tồn đọng của các tổ chức tài chính. Trung Quốc thành lập 4 AMC trực thuộc 4 NHTM nhà nước, các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm thua lỗ cho doanh nghiệp nhà nước làm mục tiêu kinh doanh của mình. Ngay từ năm 2001, chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân. Trung Quốc quan niệm rằng nếu chỉ có các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này quá trình định giá sẽ không thực sự cạnh tranh.

Trong khi đó ở nước ta tuy đã thành lập ra các Công ty quản lý nợ và xử lý tài sản (AMC) riêng cho mình nhưng hoạt động vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt vẫn chưa có môi trường pháp lý, chế tài hoạt động cho các công ty này rất hạn chế. Đồng thời nguồn nhân lực chất lượng cao về vấn đề này vẫn còn thiếu.

Qua kinh nghiệm trên của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thứ nhất, cần có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp và thống nhất về vấn đề TSBĐ để các ngân hàng thực hiện theo. Cần xây dựng một môi trường pháp lý cho vấn đề xử lý TSBĐ cũng như vấn đề mua bán nợ xấu. Nhà nước cần đưa ra các cơ chế, chính sách rõ ràng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ hai, xử lý tốt khâu thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ TSBĐ để có thể xử lý phát mại được TSBĐ một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về định giá, quản lý và xử lý TSBĐ.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, khóa luận đã hệ thống hóa có chọn lọc những lý luận cơ bản về tín dụng và bảo đảm tín dụng của Ngân hàng thương mại như khái niệm, vai trò, cách phân loại, các nhân tố ảnh hưởng. Cùng với đó khóa luận đã đưa ra một số lý luận về chất lượng bảo đảm tín dụng, các chỉ tiêu định tính, định lượng để đánh giá chất lượng bảo đảm tín dụng.

Đây là cơ sở quan trọng để khóa luận vận dụng và giải thích thực trạng bảo đảm tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2010 - 2012 trong chương 2

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 31 - 35)