CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&P TNT CHI NHANH CẦU GIẤY.
2.2.4.2. Thực trạng về công tác quản lý TSBĐ ở NHNo&PTNT chi nhánh Cầu
phiếu ngân hàng, giá trị của cá giấy tờ có giá này được xác định căn cứ vào mệnh giá, phương thức thanh tóa, thời hạn còn lại của nó.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thường là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất được đầu tư mới nên giá trị của chúng được xác định bằng nguyên giá. Để định giá những tài sản là máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thì Chi nhánh căn cứ vào giá thị trường và giá trị còn lại (có tính đến yếu tố hao mòn hữu hình và vô hình).
2.2.4.2. Thực trạng về công tác quản lý TSBĐ ở NHNo&PTNT chi nhánhCầu Cầu
Giấy.
Tùy thuộc và hình thức bảo đảm tài sản mà ngân hàng hay khách hàng người nắm giữ tài sản. NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản, quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi còn các tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải, tài sản hình thành từ vốn vay đều do khách hàng trực tiếp nắm giữ và sử dụng.
Với các loại tài sản, giấy tờ được lưu giữ tại kho của ngân hàng thì định kỳ 1 tháng 1 lần ngân hàng tổ chức kiểm kê, kiểm tra xem các giấy tờ có đầy đủ không, tránh mất mát, có phải là bản gốc không, kiểm soát sự xuất nhập tài sản. Song việc kiểm tra này chưa được ngân hàng coi trọng đúng mức, đôi khi cán bộ kiểm tra còn qua loa, mang tính hình thức, chỉ kiểm tra xem đủ số lượng chứ chưa xem xét kỹ giấy tờ đó là thật hay đã bị tráo đổi.
Với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì cán bộ tín dụng tự mình xuống cơ sở xem xét định kỳ hàng quý, xem tài sản có được sử dụng đúng như khách hàng đã cam kết không, có còn hoạt động tốt không, có bị thất thoát hay hỏng hóc không, khi thấy những dấu hiệu tài sản bị hỏng, bị xuống cấp cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng sửa chữa, nâng cấp ngay, cán bộ tín dụng cũng thực hiện luôn việc đánh giá lại tài sản bảo đảm đồng thời kiểm tra việc thực hiện vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay vốn hay không.
Đối với tài sản bảo đảm là nhà ở và quyền sử dụng đất thì ngân hàng định kỳ xuống cơ sở kiểm tra 6 tháng một lần để đảm bảo tài sản vẫn trong tình trạng như đã thỏa thuận, không có tranh chấp hay bị phá hoại.
Đối với tài sản bảo đảm là nhà ở và quyền sử dụng đất thì ngân hàng định kỳ xuống cơ sở kiểm tra 6 tháng một lần để đảm bảo tài sản vẫn trong tình trạng như đã thỏa thuận, không có tranh chấp hay bị phá hoại. thuận với khách hàng để giải quyết sao cho cả hai bên cùng có lợi, tiết kiệm được chi phí và thời gian xử lý tài sản. Trong trường hợp chi nhánh và khách hàng không tự thỏa thuận để xử lý được, chi nhánh sẽ chủ động yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xử lý. Việc xử lý TSBĐ có sự can thiệp của Tòa án chỉ được thực hiện nếu TSBĐ có đủ điều kiện như pháp luật quy định. Chi nhánh chỉ hạch toán giảm nợ cho khách hàng vay sau khi đã xử lý xong TSBĐ và thu được tiền hoặc sau khi hoàn tất thủ tục sang tên tài sản cho chi nhánh nếu chi nhánh nhận tài sản gán nợ. Nếu tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ để trả nợ thì chi nhánh tiếp tục yêu cầu khách hàng, bên bảo đảm có trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả ngay cho chi nhánh.
Xử lý TSBĐ để thu hồi qua các năm.
Trong trường hợp một khoản nợ bị quá hạn hay bị chuyển sang nợ xấu, Chi nhánh đều có những chỉ dẫn phù hợp, phân chia các cấp thẩm quyền tham gia giải quyết khoản vay này. Đến khi khoản vay có dấu hiệu không thể thu hồi được thì bắt buộc ngân hàng phải tất toán khoản vay, xử lý TSBĐ để hoàn nhập dự phòng đã trích, bù đắp phần nào rủi ro tín dụng đã xảy ra.