Nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 69 - 72)

Thứ nhất, chất lượng cán bộ chưa cao, chưa có sự chuyên môn hóa rõ rệt trong quy trình tín dụng. Công tác thẩm định và giám sát khoản vay vẫn còn nhiều hạn chế do cán bộ tín dụng chưa đủ năng lực để thẩm định tốt các dự án và tài sản. Cán bộ làm công việc từ thẩm định khách hàng, thẩm định TSBĐ, phân tích, quyết định, giám sát khoản vay, một lượng công việc lớn dễ dẫn đến sai xót hoặc làm theo ý chủ quan của cán bộ tín dụng.

Thứ hai, thiếu thông tin hoặc việc cập nhật thông tin không kịp thời dẫn đến các quyết định về khoản vay thiếu chính xác. Các thông tin phục vụ cho công tác thẩm định hầu hết đều do chính khách hàng cung cấp, nguồn thông tin này có thể sai lệch thực tế. Nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác hiện nay là từ Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC), tại đây ngân hàng có thể hỏi tin về tình hình tài

chính, tài sản bảo đảm, quan hệ tín dụng, xếp hạng tín dụng . Tuy nhiên chất lượng thông tin không đáp ứng được yêu cầu, thông tin chưa có tính cập nhật, bên cạnh đó liệu thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp CIC có đáng tin cậy khi ngân hàng không biết CIC dựa trên tiêu chuẩn nào để xếp hạng và xếp hạng đó có phù hợp với xếp hạng tín dụng tại ngân hàng không. Các cán bộ tín dụng chưa có sự đối chiếu chính xác thông tin trên báo cáo với thông tin thực tế tại doanh nghiệp.

Thứ ba, chi nhánh chưa có tổ thẩm định riêng biệt, điều này là rất cần thiết vì công việc thẩm định rất phức tạp, cần được đào tạo bài bản, chuyên biệt. Do quá thận trọng, chi nhánh thường có xu hướng định giá tài sản thấp hơn so với giá trị thực tế, làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thứ tư, năng lực quản lý TSBĐ còn hạn chế, đặc biệt là đối với động sản, ví dụ như phương tiện vận tải, dù được mua bảo hiểm nhưng ngân hàng vẫn rất khó có thể kiểm soát được tình trạng của xe khi nó được khách hàng sử dụng. Với tài sản bảo đảm là hàng hóa, ngân hàng chưa có kho, bãi để lưu giữ. Việc kiểm tra TSBĐ là theo định kỳ nhưng còn mang tính hình thức, thường là đếm đủ số lượng, không quan tâm đến chất lượng tài sản.

Thứ năm, công tác thu hồi nợ chưa có nhiều cố gắng, chưa có sự phối hợp giữa cán bộ bàn giao và nhận bàn giao khoản vay dẫn đến tình trạng buông lỏng, không theo dõi, giám sát, đôn đốc được khách hàng trả nợ.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Tóm tắt chương 2

Chương 2: ”Thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2010 - 2012” đã khái quát quá trình hình thành và phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tiếp đến khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng và chất lượng bảo đảm tín dụng của Chi nhánh trên cơ sở lý luận của chương 1, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động bảo đảm tín dụng tại chi nhánh.

Đây là tiền đề quan trọng để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ những vướng mắc và nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng của ngân hàng. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy”.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 2.216 2.660 3.200

Vốn huy động BQ/người (tỷ đồng) 16,9 19,7 232

Tỷ trọng tiền gửi dân cư (%) 68 68 68

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 69 - 72)