CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẦU GIẤY.
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách bảo đảm tín dụng.
Chính sách bảo đảm tín dụng là cơ sở cho mọi hoạt động bảo đảm tín dụng, một chính sách bảo đảm tín dụng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công tác bảo đảm được thuận lợi, hiệu quả, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Chính sách bảo đảm tín dụng của chi nhánh cần thực hiện theo những hướng sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm, đặc biệt là giấy tờ có giá. Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận làm TSBĐ ở Chi nhánh chủ yếu là sổ tiết kiệm, số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, giấy tờ có giá do NHNo&PTNT phát hành, vàng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành cũng có nhưng còn ít. Danh mục TSBĐ nên được mở rộng với các tài sản như GTCG, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, hối phiếu, thương phiếu,... các khoản phải thu, tài sản hình thành từ vốn vay.
Thứ hai, mở rộng đối tượng bảo lãnh, quy định cụ thể điều kiện về năng lực tài chính của bên bảo lãnh, nhờ đó nâng cao quy mô cho vay có bảo đảm.
Thứ ba, thúc đẩy, mở rộng cho vay cầm cố hàng hóa. Với hình thức bảo đảm này, việc định giá hàng hóa không quá khó khăn do có nguồn thông tin lớn, việc xử lý, phát mại tài sản tương đối dễ dàng, không phức tạp như bất động sản. Ngoài ra, đối tượng khách hàng hàng có nhu cầu cầm cố bằng hàng hóa tương đối lớn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực có nhu cầu vốn lưu động lớn.
Thứ tư, mở rộng bảo đảm tín dụng đối với các khánh hàng cá nhân bằng việc phát triển dịch vụ phục vụ nhu cầu của đối tượng này trong thời gian gần đây như cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (cho vay mua nhà trả góp, mua oto, xe máy trả góp)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng