Môi trường pháp lý.
Hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như công tác bảo đảm tín dụng nói riêng không thể nằm ngoài những văn bản pháp luật do chính phủ, ngân hàng nhà nước và các bộ ngành liên quan ban hành.
Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tín dụng có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các ngân hàng thực hiện tốt vấn đề an
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
toàn trong hoạt động tín dụng của mình. Tuy nhiên ở nước ta trong qua trình thực hiện bảo đảm tín dụng các ngân hàng gặp nhiều vướng mắc phát sinh do các quy định trong văn bản thiếu và chưa đồng bộ. Chính vì thế chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan cần sớm bổ sung các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, tạo thuận lợi cho ngân hàng và khách hàng khi thực hiện bảo đảm tiền vay.
Môi trường kinh tế.
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc định giá cũng như xử lý TSBĐ của khách hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn và ngân hàng thì khó thu hồi vốn, khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Các nhân tố bất khả kháng.
Các nhân tố bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn,... là mối đe dọa tiềm tàng mà nền kinh tế nào cũng phải đối mặt. Sự tác động của các nhân tố đôi khi ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng vay vốn và ngân hàng, khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay.