khái quát được chất lượng bảo đảm tín dụng của một ngân hàng.
Quản trị danh mục tài sản bảo đảm: Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu khách quan trong công tác quản trị của ngân hàng. Tùy theo quy mô, khả năng quản lý và khẩu vị rủi ro, mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho riêng mình một danh mục TSBĐ riêng. Với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng diễn ra cạnh tranh như hiện nay thì danh mục TSBĐ ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc đa dạng hóa danh mục TSBĐ cũng nhất thiết phải đồng hành với việc nâng cao khả năng kiểm soát, quản lý để không bị tình trạng thất thoát hay giảm giá trị của TSBĐ. Cho vay có TSBĐ cùng với quản lý tốt danh mục tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp các khoản vay quá hạn quá hạn, khách hàng không trả được nợ, buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp, đa dạng và phương thức bảo đảm hợp lý sẽ giúp ngân hàng quản lý được tài sản dễ dàng hơn.
Khả năng định giá tài sản bảo đảm: xác định chính xác giá của TSBĐ hết sức quan trọng trong việc ra quyết định cho vay và mức cho vay, điều này giúp ngân hàng hạn chế rủi ro cho chính mình khi phải xử lý TSBĐ. Nếu ngân hàng có khả năng định giá tài sản bảo đảm tốt, chính xác thì quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng được đảm bảo,đáp ứng đúng nhu cầu vốn khách hàng, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng; đặc biệt khi phải xử lý TSBĐ thì ngân hàng có thể thu hồi được đủ gốc, lãi và bù đắp chi phí phát sinh khi phát mại tài sản.
Công tác kiểm soát TSBĐ: một danh mục TSBĐ đa dạng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng, một TSBĐ được định giá tốt chưa đủ để ngân hàng có thể chắc chắn được sẽ thu được đủ giá trị của khoản vay trong trường hợp phải xử lý tài sản. Nguyên nhân là do tính chất khoản tín dụng là có thời hạn, vì vậy trong khoảng thời gian này, TSBĐ sẽ hoàn toàn có thể gặp sự cố nếu không có sự quản lý, giám sát một cách chặt chẽ, thường xuyên. Quản lý tốt TSBĐ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện các sự cố liên quan đến giảm giá trị TSBĐ và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Xử lý tài sản bảo đảm: Ngân hàng không mong muốn phải xử lý TSBĐ vì khi đó là khách hàng không đủ khả năng trả nợ như cam kết, nhưng khi buộc phải xử lý tài sản thì ngân hàng và khách hàng đều muốn xử lý công khai, minh bạch, nhanh chóng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
với chi phí thấp, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Do đó, khả năng xử lý tài sản cũng phản ánh phần nào chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.