CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&P TNT CHI NHANH CẦU GIẤY.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, tăng trưởng dư nợ của chi nhánh ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối vốn đáp ứng được yêu cầu dịch chuyển cơ cấu đầu tư tín dụng, xác định phát triển phải đảm bảo an toàn và chất lượng. Chi nhánh đã tiến hành ra soát lại toàn bộ dư nợ, chỉnh sửa hồ sơ tín dụng đảm bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lý của bộ hồ sơ cho vay, đánh giá phân tích tõ tình hình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng. Đánh giá, phân loại nợ và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trích và xử lý rủi ro đúng theo quy định.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
Đơn vị: tỷ đồng
Qua biểu đồ ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trường trong giai đoạn 2010 - 2012 nhưng tăng không cao. Cụ thể, dư nợ cho vay năm 2010 là 2477,7 tỷ đồng, năm 2011 là 2515,3 tỷ đồng, tăng 37,5 tỷ đồng so với năm 2010
tương ứng với tỷ lệ tăng 1,5%; dư nợ năm 2012 là 2601 tỷ đồng, so với năm 2011tăng 85,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 3,4%.
Cơ cấu dư nợ cho vay:
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 320,8 1149,4 1225,6 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 12,9% 45,7% 47,1% Năm 2010 2011 2012 Nợ xấu (tỷ đồng) 71,7 657 827,698 Nợ xấu/Tổng dư nợ 2.9(% 2,61% 31,85%
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.
Đơn vị: tỷ đồng
Qua biểu đồ trên cho ta thấy trong cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh thì dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng lớn, tăng qua các năm nhưng không tăng nhiều, năm 2011 so với năm 2010 tăng 34,6 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,6%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 88,8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 4%. Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cho thấy Chi nhánh luôn hướng tới việc cho vay đối với đối tượng này, việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp làm giảm chi phí cho vay trên 1 đồng vốn so với cho vay khách hàng cá nhân.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân tương đối ổn định qua các năm. Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ năm 2012 có giảm so với 2011 và 2010, nhưng trước sự khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2012 chi nhánh vẫn duy trì ổn định được cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng là một dấu hiệu tốt.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo thời hạn.
Đơn vị: tỷ đồng
Dựa vào biểu đồ có thể thấy tổng dư nợ tăng dần qua các năm và có cơ cấu dư nợ theo thời hạn tương đối ổn định. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%), cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau (khoảng 25%); riêng năm 2011tỷ trọng cho vay trung hạn giảm do dư nợ cho vay trung hạn giảm 80,1 tỷ đồng còn cho vay ngắn hạn tăng.
về nợ quá hạn và nợ xấu tại thời điểm 31/12 các năm 2010 - 2012.
Bảng 2.3: Nợ quá hạn:
2010 2011 2012
Số tiền Số tiền So với
2010
Số tiền So với
2011
Tổng thu nhập 355.984 356.644 +0,19% 271.940 -23,75%
Tổng chi phí 345.670 352.267 +1,91% 601.522 +70.76%
Lợi nhuận trước thuế 10.314 4.377 -57,56% (329.582) -7630%
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Nợ quá hạn tăng trong giai đoạn 2010 - 2012, đặc biệt năm 2011 tăng mạnh so với năm 2011. Nợ quá hạn năm 2011 lớn hơn nhiều so với nợ quá hạn 2010 nhưng nợ xấu của 2011 nhỏ hơn 2010 là do nợ nhóm 2 năm 2011 của chi nhánh tăng mạnh, nợ nhóm 2 năm 2010 là 249,1 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 1083,8 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 năm 2011 quá cao, cộng thêm khả năng thu hồi nợ kém của chi nhánh dẫn đến dư nợ nhóm 3,4,5 năm 2012 tăng cao, đó đó nợ xấu năm 2012 lớn hơn rất nhiều so với 2 năm 2010 và 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến gần 50% chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh kém
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh (2010 - 2012)
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong 2 năm 2010 và 2011 khá thấp, trong mức cho phép (dưới 3%); nhưng đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu rất cao (31,85%), trong đó nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 798 tỷ đồng, tăng 751 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm tỷ lệ 34,83%/Tổng dư nợ cho vay Doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ 96,6%/Tổng dư nợ xấu tại chi nhánh. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu quá cao là do kinh tế suy thoái, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn; sức cầu trong nền kinh tế sụt giảm mạnh, khả năng thanh toán thấp; lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đồng thời nguyên nhân từ phía chi nhánh là công tác thẩm định, cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ; công
tác kiểm tra sau cho vay chưa phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề; thẩm định, quản lý, giám sát TSBĐ cũng nhiều hạn chế, công tác thu hồi nợ chưa có nhiều cố gắng, chưa có sự phối hợp giữa cán bộ bàn giao và nhận bàn giao khoản vay dẫn đến tình trạng buông lỏng; chưa cương quyết xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng