Thực trạng bảo đảm tín dụng theo từng hình thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NHNo&P TNT CHI NHANH CẦU GIẤY.

2.2.3.2. Thực trạng bảo đảm tín dụng theo từng hình thức.

Bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn:

Bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn là hình thức bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất ở NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, trong đó chủ yếu là thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất vì đây là loại tài sản có giá trị cao, văn bản quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng rõ ràng, đồng thời tỷ lệ cho vay tính trên giá trị định giá cao.

Bảng 2.7: Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản theo hình thức thế chấp.

Qua biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ có tài sản thế chấp tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ có thế chấp là 1325,6 tỷ đồng, năm 2011 là

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Dư nợ cho vay có BĐ bằng cầm cố

235,4 100% 239,0 100% 202,9 100%

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

1423,7 tỷ đồng tăng 98,1 tỷ đồng, số tương đối tăng 7,4%; đến năm 2012 là 1519 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011; trong đó tăng chủ yếu ở hình thức thế chấp BĐS.

Dư nợ có bảo đảm bằng hình thức thế chấp BĐS (nhà ở, quyền sử dụng đất) chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng dư nợ có thế chấp. Ngân hàng ưu tiên nhận bất động sản làm tài sản thế chấp xuất phát từ những đặc điểm sau: tính cố định của BĐS giúp ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau cho vay, cũng không tốn thêm các chi phí liên quan đến quản lý tài sản; tính thanh khoản và khả năng xử lý BĐS khi khách hàng không trả được nợ vẫn cao hơn nhiều so với tài sản khác nhờ tính khan hiếm; BĐS là những tài sản ít hao mòn trong khi các tài sản khác giá trị và giá trị sử dụng thường giảm, có thể giảm rất nhanh theo thời gian, thậm chí giá trị của tài sản có thể giảm từ 10 - 20% ngày sau khi nhận thế chấp như phương tiện, máy móc thiết bị; mặt khác BĐS là một trong những tài sản có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó mà việc xác nhận chủ sở hữu/sử dụng tương đối dễ dàng, bất kỳ một sự thay đổi như mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định đều phải qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, hệ thống pháp luật liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu, sử dụng còn nhiều bất cập xong vẫn được đánh giá là khá đầy đủ so với các quy định trong các lĩnh vực khác.

Tài sản thế chấp là động sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chiếm một tỷ lệ không cao và đến năm 2011, 2012 hình thức thế chấp này giảm dần, năm 2011 chiếm tỷ lệ 18%, năm 2012 giảm xuống còn 13% vì đây là những tài sản dễ hao mòn, khó định giá. Những tài sản này được khách hàng sử dụng nên sẽ có sự hao mòn theo thời gian mà ngân hàng không kiểm soát được, ngoài ra với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì hao mòn vô hình là điều không thể tránh khỏi điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá, kiểm soát và xử lý. Tài sản thế chấp khác cũng dần được ngân hàng chú ý để đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2011 - 2012 thì trường bất động sản bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế khó khăn, giá BĐS sụt giảm, tính thanh khoản hạn chế và khả năng trả nợ của các khoản vay khó khăn băng ngân hàng gặp vấn đề khi xử lý các TSBĐ là nhà đất và quyền sử dụng đất dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao năm 2012.

Nguyễn Thị Thư. Lớp NHTMD-K12 41

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Bảo đảm bằng hình thức cầm cố tài sản khách hàng vay vốn. Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố.

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Dư nợ cho vay có BĐ bằng tài sản

2135,9 100% 2205,9 100% 2327,9 100%

Dư nợ BĐ bằng TS của bên thứ ba

562,5 26,3% 533,2 24,2% 582,6 25,1%

Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (dưới 10%). Năm 2010 dư nợ bình quân từ hình thức cầm cố là 235,4 tỷ đồng; năm 2011 so với năm 2010 tăng 3,6 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,5%; năm 2012 so với 2011 dư nợ theo hình thức cầm cố giảm 36,1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15,1%. Nguyên nhân của sự giảm này là do các tài sản mà được ngân hàng cầm cố chưa đa dạng, chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng, chưa có sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Tài sản cầm cố chủ yếu là sổ tiết kiệm (chiếm trên 90%), ngoài ra còn có chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều và có xu hướng giảm. Khách hàng vay vốn áp dụng hình thức này chủ yếu là khách hàng cá nhân có nhu cầu về vốn trong thời gian ngắn khi sổ tiết kiệm của họ chưa đến hạn. Thủ tục giao dịch loại hình này khá thuận tiện, nhanh chóng cho cả khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng không tốn nhiều thời gian cho việc thẩm định loại tài sản này và sổ tiết kiệm có tính an toàn cao. Nhu cầu của người đi vay đối với hình thức này thường là để mua sắm ô tô, mua nhà,... Do vậy chất lượng tín dụng đối với khoản vay là cao, tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp. Vì thế, chi nhánh cần quan tâm, đẩy mạnh hình thức bảo đảm này trong thời gian tới.

Các tài sản như hàng hóa, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải không được ngân hàng cầm cố vì những tài sản này có giá trị biến động, gây rủi ro lớn cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng không có điều kiện về kho bãi để giữ những tài sản trên. Từ sau khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 không có nhiều khởi sắc, thêm vào đó là Nghị quyết 11 được ban hành đầu năm 2011 trong đó quy định về hạn chế cho vay phi sản xuất gồm bất

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

động sản và đầu tư chứng khoán. Vì thế cổ phiếu, trái phiếu không được ngân hàng cầm cố.

Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Các TSBĐ của bên thứ ba cũng được thực hiện bằng hai phương pháp là cầm cố và thế chấp như đối với cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn. Trong trường hợp nhu cầu vốn lớn mà TSBĐ của chính khách hàng không đủ điều kiện để ngân hàng cấp vốn thì sử dụng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn.

Bảng 2.9: Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.

Dư nợ cho vay có BĐ bằng tài sản 2135,9 100% 2205,9 100% 2327,9 100 % Dư nợ BĐ bằng TS hình thành từ vốn vay 12,4 0,6% ĩõũ 0,5% 234 1,0%

Dư nợ bình quân có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba năm 2010 là 562,5 tỷ đồng, chiếm 26,3% trên dư nợ có bảo đảm bằng tài sản, năm 2011 dư nợ có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là 533,2 tỷ đồng, giảm 5,2% so với năm 2010, còn của năm 2012 là 582,6 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2011.Hình thức này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản (sau thế chấp), dư nợ có bảo đảm bằng hình thức này khá ổn định vì tính hữu hiệu của nó. Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba khá an toàn và có chất lượng tín dụng tốt, khoản vay được giám sát chặt chẽ bở 3 bên, khách hàng vay vốn, ngân hàng và bên bảo lãnh. Trong những rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì yếu tố quản trị rủi ro ngân hàng rất quan trọng. Những trường hợp không đủ điều kiện xử lý tài sản bảo đảm thường là do nhân viên ngân hàng không làm đúng quy trình, quy định. Khi nhận tài sản thế chấp từ bên thứ ba, ngân hàng cần cẩn thận hơn, kiểm tra lại đối với người có tài sản, như vậy sẽ tránh được các trường hợp giả mạo chữ ký, cũng hạn chế được rủi ro.

Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm TSBĐ thường được các doanh nghiệp sử dụng khi họ thiếu vốn kinh doanh và không có nhiều tài sản để cầm cố, thế chấp. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức thế chấp này thường là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản

Bảng 2.10: Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu 71,7 100% 657 100% 827,7 100% BĐ bằng TS 57,36 80% 53.55 81,5% 816,94 98,7% Không BĐ bằng TS 14,34 20% 12,15 18,5% 10,76 1,3% Tỷ lệ nợ xấu 2,9% 2,61% 31,85% BĐ bằng TS 2,7% 2,4% 35,1% Không BĐ bằng TS 4,2% 3,9% 3,9%

Mặc dù việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay được khuyến khích nhưng tỷ trọng trong dư nợ của hình thức này còn rất thấp, pháp luật hiện hành chưa đưa ra một hệ thống đầy đủ các quy định riêng áp dụng cho các loại tài sản đặc thù này, điều kiện để tài sản hình thành từ vốn vay được tham gia giao dịch bảo đảm còn chung chung, quy trình, thủ tục về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm lại áp dụng theo quy định chung cho các loại tài sản bảo đảm thông dụng khác nên dẫn đến ách tắc trong thực tiễn. Cho vay đầu tư tài sản là BĐS là những khoản cho vay trung, dài hạn và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất thường từ 6 tháng đến 1 năm, trong khi đó phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn và lãi suất khá linh hoạt, sự chênh lệch về kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn huy động và cho vay này là vấn đề mà ngân hàng phải đối mặt.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cầu giấy khoá luận tốt nghiệp 070 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w