Định hướng và mục tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị khách hàng tại NHTMCP quân đội chi nhánh mỹ đình khoá luận tốt nghiệp 199 (Trang 68 - 71)

3.1.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục đề ra những định hướng, mục tiêu mới nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính. Cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, chủ động với các công cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới.

- Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao.

- Đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng là yêu cầu thường xuyên. Các ngân hàng cần có trung tâm đào tạo được trang bị hiện đại. Chương trình đào tạo ở các NHTM phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.

3.1.1.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội

Năm 2017, Ngân hàng TMCP Quân đội đã hoàn chỉnh và bước đầu triển khai thành công chiến lược giai đoạn 2017 - 2021 với tầm nhìn “Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất”, phương châm: “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, hướng đến mục tiêu “Top 5 các ngân hàng thương mại về hiệu quả kinh doanh và an toàn”. Năm 2018, MB đặt mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch, bám sát phương châm, mục tiêu, trụ cột chiến lược phát triển 2017 - 2021.

- Mục tiêu kinh doanh thách thức với tổng tài sản tăng 11%, vốn điều lệ tăng 19%; huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế tăng 11%; dư nợ cho vay tăng trưởng 15%, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước; lợi nhuận trước thuế đạt 6.500 tỷ đồng), nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%. Với nền tảng vững vàng, kinh nghiệm và năng lực quản trị, điều hành tại ngân hàng mẹ cũng như tại các công ty thành viên tiếp tục được củng cố và nâng tầm; sự chuyển biến mạnh mẽ của ngân hàng và tiềm năng phát triển của các công ty thành viên sẽ là những cơ sở then chốt giúp MB hoàn thành tốt mục tiêu đề ra

- Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cốt lõi của ngân hàng, tăng cường quan hệ khách hàng, mở rộng các lĩnh vực thanh toán và quản trị rủi ro vượt trội. Đồng thời, đặt mục tiêu các công ty thành viên tập trung các hoạt động cốt lõi, quản trị hiệu quả; tăng cường hợp tác và khai thác tối đa tập khách hàng của các đơn vị trong hệ thống, góp phần cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói nhiều tiện ích giúp gia tăng giá trị cho cổ đông và nhà đầu tư.

3.1.1.3. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Mỹ Đình

Nhằm thực hiện định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh MB Mỹ Đình đã định hướng và đề ra những mục tiêu kinh doanh sau:

Một là: Tiếp tục thực hiện triển khai tái cơ cấu tổng thể các hoạt động, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu đặt ra.

Hai là: Phát huy vai trò chủ đạo trong triển khai thực hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội ổn định thị trường tài chính tiền tệ.

Ba là: Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản trị điều hành thông qua đổi mới hàon thiện thiết chế, thể chế quản lý nhằm đáp ứng sự tăng trưởng về quy mô và vốn. Nâng cao chất lượng dự báo kinh tế tài chính, chính sách đãi ngộ người lao động, nâng cao năng lực quản trị quan hệ khách hàng cá nhân NH đáp ứng kịp thời quy định nhà nước và yêu cầu quản trị quan hệ khách hàng cá nhân Basel.

Bốn là: Tập trung phát triển mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, sớm phát hiện rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

nữa trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên vững mạnh, phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị khách hàng tại NHTMCP quân đội chi nhánh mỹ đình khoá luận tốt nghiệp 199 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w