Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai (Trang 40)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước

tỉnh Thái Nguyên

KBNN Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Qua nhiều năm hoạt

31

động KBNN Thái Nguyên cùng toàn ngành đã vượt qua khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính thông qua các kết quả cụ thể trong việc tập trung nguồn thu cho ngân sách, thực hiện chi trả ngân sách, huy động vốn, quản lý quỹ; kế toán, thông tin bảo đảm cung cấp thông tin chính xác trong việc thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo cho cơ quan cấp trên và chính quyền. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng ngân sách.

KBNN Thái Nguyên được tổ chức gồm một KBNN tỉnh và các KBNN huyện, thị xã. Tại KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ sau: Văn phòng, Phòng Kế toán nhà nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Thanh tra - Kiểm tra và Phòng Tài vụ - Quản trị. Tính đến tháng 12/2020 tổng số cán bộ công chức trong hệ thống KBNN là 175 người, trong đó công chức lãnh đạo (tính từ Phó Giám đốc KBNN cấp huyện trở lên) hiện là 37 người, chiếm tỷ lệ 21,14% trên tổng số công chức của KBNN Thái Nguyên, tỷ lệ nữ công chức lãnh đạo chiếm 27,03%.

Về trình độ đào tạo, 100% công chức lãnh đạo hệ thống KBNN Thái Nguyên có trình độ đào tạo đại học và trên đại học, độ tuổi hiện nay 100% nằm trong khoảng từ 35 đến 55 tuổi và đều được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước và lý luận chính trị.

Đối với công tác tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, KBNN đã thực hiện:

Trong quy trình hoạt động, KBNN Thái Nguyên đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của tổ chức, đơn vị, vừa là mục tiêu vừa là giải pháp thực hiện chiến lược phát triển cán bộ bởi vì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của các hoạt động tài chính quốc gia. Không thể thành công khi không có nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức.

Xác định tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, do đó trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị luôn chú trọng và đặt lên hàng đầu về công tác cán bộ nhằm có giải pháp để đào tạo, bồi

32

dưỡng, tạo nguồn cán bộ để quy hoạch các chức danh lãnh đạo tại các đơn vị theo định hướng và chỉ đạo của KBNN nhằm nâng cao trình độ cán bộ về mọi mặt đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu trước măt, lâu dài, phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Trước khi có chính sách phát triển nguồn nhân lực gắn với công tác bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nhiều cán bộ lãnh đạo KBNN tỉnh, huyện chưa tốt nghiệp đại học, đa số cán bộ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chức danh công chức và chức danh lãnh đạo. Những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về quản lý và điều hành ngân sách, huy động vốn cho đầu tư phát triển còn rất mới mẻ đối với nhiều cán bộ tại đơn vị. Không ít cán bộ không đủ khả năng giải quyết các công việc chuyên môn, kỹ năng lao động, kiến thức tin học,… đã ảnh hưởng lớn tới việc quản lý và năng suất lao động. Đặc biệt còn thiếu cán bộ lãnh đạo để bổ nhiệm, nguồn cán bộ quy hoạch lãnh đạo còn thiếu do chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để quy hoạch và bổ nhiệm.

Để phát triển nguồn nhân lực và tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, đơn vị đã luôn chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng CBCC dựa trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh lãnh đạo. Đơn vị đã chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ kế toán, thanh toán vốn đầu tư, kho quỹ, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn minh giao tiếp, văn hóa nghề kho bạc, an toàn hệ thống thông tin,…cho tất cả công chức làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn, qua đó thiết thực bồi dưỡng về nghiệp vụ, kiến thức mới để cán bộ kịp thời tiếp cận nghiệp vụ mới, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, CBCC đơn vị đã nâng cao chất lượng quản lý, lãnh đạo, công tác tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao đạt kết quả tốt, đến nay trong số cán bộ giữ chức danh lãnh đạo KBNN tỉnh, phòng nghiệp vụ, KBNN huyện đa số đủ tiêu chuẩn chức danh công chức, số còn lại thiếu trình độ ngoại ngữ. Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị, đội ngũ CBCC đã góp phần quan trọng cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính quyền giao phó.

33

KBNN Thái Nguyên luôn có những đợt sinh hoạt định kỳ, hội nghị cán bộ chủ chốt triển khai, quán triệt và hướng dẫn để thực hiện chỉ thị và chủ trương về công tác quy hoạch cán bộ của ngành, các đơn vị trực thuộc triển khai tới tất cả các CBCC đơn vị nhằm phổ biến thực hiện chỉ thị vác các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương và kế hoạch của KBNN Thái Nguyên.

Đối với công tác thanh tra, giám sát:

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, KBNN Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, thông tin, tuyên truyền quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức về công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, KBNN Thái Nguyên đã xác định những lĩnh vực có thể phát sinh hành vi tham nhũng trong hệ thống, tập trung ở một số vị trí và nghiệp vụ nhất định, trên cơ sở đó, ban hành chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức trong hệ thống. Đồng thời, tuyên truyền Quy định 10 điều kỷ luật của ngành KBNN để mỗi cán bộ, công chức xác định rõ định hướng, tu dưỡng, rèn luyện; triển khai các lớp bồi dưỡng về văn minh, văn hóa công sở cho 100% cán bộ, công chức.

KBNN Thái Nguyên tăng cường chỉ đạo việc triển khai, thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra và xây dựng cơ chế giám sát nhằm phát hiện hành vi vi phạm của công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. Trong đó, tập trung chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra chuyên ngành theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tránh tình trạng chồng chéo, gây phiền hà sách nhiễu trong hoạt động thanh tra kiểm tra. Tăng cường thanh tra kiểm tra về công vụ, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc công chức, viên chức không được làm, trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ.

KBNN đã đề xuất hình thức khen thưởng, động viên khích lệ đơn vị tổ chức cá nhân chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý những trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm những công chức, viên chức có hành vi tiêu cực tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp.

34

thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thuộc trách nhiệm của KBNN, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác tự kiểm tra về phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

1.4.3. Một số bài học về nâng cao chất lượng cán bộ công chức đối với Kho bạc Nhà nước Lào Cai

Từ khảo sát kinh nghiệm của hai địa phương Thừa Thiên - Huế và tỉnh Thái Nguyên về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước, có thể rút ra những bài học cho Kho bạc Nhà nước Lào Cai như sau:

Thứ nhất: Đối với công tác xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Xây dựng chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với công tác bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ. Hiện nay một cán bộ còn thiếu các tiêu chuẩn chức danh công chức và chức danh lãnh đạo. Những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính sách, về quản lý và điều hành ngân sách, huy động vốn cho đầu tư phát triển còn rất mới mẻ đối với nhiều cán bộ tại đơn vị. Không ít cán bộ không đủ khả năng giải quyết các công việc chuyên môn, kỹ năng lao động, kiến thức tin học,… đã ảnh hưởng lớn tới việc quản lý và năng suất lao động. Đặc biệt còn thiếu nguồn cán bộ quy hoạch lãnh đạo còn thiếu do chưa đủ tiêu chuẩn và điệu kiện để quy hoạch và bổ nhiệm.

Thứ hai: Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức -Phát động phong trào tự rèn luyện, học tập, nghiên cứu nghiệp vụtrong cán bộ công chức của hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh. Thủ trưởng các đơn vị KBNN cơ sở có trách nhiệm rà soát đánh giá năng lực, trình độ CBCC một cách chính xác, khách quan trên cơ sở đó để xây dựng phương án, kế hoạch học tập của từng cán bộ công chức, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ một phần kinh phí, khuyến khích, động viên cán bộ công chức phù hợp với hoàn cảnh của từng người, phân công kèm cặp, hướng dẫn giúp đỡ công chức tự học tập, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC trong quá trình tự học tập nghiên cứu.

35

- KBNN tỉnh thường xuyên có những đợt sinh hoạt định kỳ, hội nghịcán bộ chủ chốt triển khai, quán triệt và hướng dẫn để thực hiện chỉ thị và chủ trương về công tác quy hoạch cán bộ của ngành, các đơn vị trực thuộc triển khai tới tất cả các CBCC đơn vị nhằm phổ biến thực hiện chỉ thị vác các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương và kế hoạch của KBNN Lào Cai.

-Cử công chức theo học các lớp đào tạo tập trung do KBNN và Bộ Tàichính tổ chức, đồng thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có thể tham gia học tập nhất là các công chức lớn tuổi, đã có gia đình con cái để đảm bảo tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức.

Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin tập trung ở KBNN tỉnh, nhằm đào tạo lại tin học văn phòng căn bản, cập nhật các phần mềm ứng dụng thông qua các chương trình ứng dụng công nghệ của kho bạc hiện nay như: Tabmis, TCS, thanh toán điện tử, Kế toán nội bộ, TCCB, Quản lý tài sản …

Thứ ba: Công tác thanh tra, giám sát

Tăng cường thanh tra kiểm tra về công vụ, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc công chức, viên chức không được làm, trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ.

Thanh tra, giám sát các hoạt động trong công tác cán bộ như tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ,…

36

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai giai đoạn 2018 – 2020 như thế nào?

2. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai?

3. Giải pháp nào góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin thứ cấp:

Thông tin thứ cấp là các thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả thu thập từ các báo cáo tổng kết của đơn vị và từ các phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tài vụ và các đơn vị liên quan tại KBNN Lào Cai trong giai đoạn 2018-2020; Thu thập thông tin từ các nghiên cứu đã được công bố, tạp chí, website và các tài liệu tham khảo có liên quan khác.

* Thông tin sơ cấp:

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng CBCC, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra. Do điều kiện về thời gian, kinh phí tác giả tập trung điều tra, phỏng vấn trực tiếp 2 nhóm đối tượng là cán bộ công chức và các đối tượng có quan hệ công tác với đơn vị:

+ Đối với đội ngũ CBCC tại KBNN Lào Cai và các đơn vị trực thuộc: thực hiện khảo sát ý kiến của các cán bộ lãnh đạo và của CBCC tại một số phòng và KBNN huyện, thị xã thuộc KBNN Lào Cai bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của các bên liên quan bằng bảng hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ, bằng cách gửi qua email và gửi trực tiếp

37

đối với cán bộ công chức thuộc KBNN Lào Cai và khách hàng có giao dịch với KBNN Lào Cai.

- Phương pháp chọn mẫu điều tra

Xác định cỡ mẫu:

- Tổng số cán bộ công chức tính đến 30/12/2020 của KBNN Lào Cai là 173 người. Do hạn chế về thời gian cũng như các nguồn lực nên tác giả chọn công thức người. Do hạn chế về thời gian cũng như các nguồn lực nên tác giả chọn công thức Slovin để xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu.

N n = 1+ N (e)2 Trong đó: n: là cỡ mẫu N: là số lượng tổng thể

e: sai số cho phép, trong nghiên cứu này tôi cố gắng lựa chọn và kiểm soát mức độ sai số chọn mẫu ở mức 10%.

Kết quả tính toán cho ra số mẫu khảo sát tối thiểu đối với cán bộ công chức KBNN Lào Cai là 62 mẫu, tác giả phát 65 mẫu.

Đối với đối tượng là CBCC trong đơn vị, tác giả chọn tiêu chí để khảo sát về các vấn đề như: trình độ nghiệp vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin; thái độ, trách nhiệm trong công tác;… đây là những tiêu chí sát với quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức.

- Về khách hàng có quan hệ giao dịch với KBNN Lào Cai, do sự giới hạn về thời gian, kinh phí đồng thời chúng tôi chỉ dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu nên chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 100 khách hàng là các đơn vị có giao dịch trực tiếp KBNN tỉnh trong thời gian khảo sát để thu thập ý kiến về các vấn đề có liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC (như thái độ phục vụ, tác phong làm việc công sở, tinh thần trách nhiệm, thời gian giải quyết công việc...). Đây là những vấn đề cơ bản mà khách hàng, đơn vị giao dịch với KBNN quan tâm, đánh giá.

38

+Thiết kế phiếu điều tra (phỏng vấn): Nội dung Phiếu điều tra (bảng hỏi) được xây dựng dựa trên sự kế thừa những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC của các nghiên cứu đã được công bố.

Nội dung khảo sát được cụ thể qua bảng khảo sát, trong đó bảng khảo sát được chia thành 2 phần cơ bản là phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát và phần II: Nội dung khảo sát. Trong nội dung khảo sát sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến chất lượng CBCC tại KBNN Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC tại KBNN Lào Cai. Các câu hỏi trong bảng khảo sát dựa theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)