5. Cấu trúc của luận văn
4.2.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực
Thứ nhất, Bảo đảm nguồn lực tài chính cho nâng cao chất lượng CBCC, tăng đầu tư nâng cao chất lượng CBCC cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn ngành. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách theo
105
hướng tập trung chi để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực…). Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và hỗ trợ bằng kinh phí cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng và bảo đảm công bằng giữa các đơn vị trong hệ thống.
Thứ hai, Đề xuất, xây dựng ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nâng cao chất lượng CBCC tạo hành lang pháp lý như chính sách nhân sự, chính sách đãi ngộ, chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo phát triển, chính sách sử dụng người tài, chính sách khen thưởng…cho phù hợp. Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng CBCC.
Thứ ba, Xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định được danh mục vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức và đặc biệt bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm là công cụ quản lý nhân sự hữu hiệu. Tất cả các chức danh công việc đều được mô tả một cách cụ thể, thể hiện rõ tính chất công việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng từ cấp quản lý cao nhất đến từng vị trí chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên hỗ trợ, phục vụ. Qua đó phục vụ cho công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và cải cách tiền lương hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động; chất lượng, hiệu quả công tác của các phòng, ban; từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Thứ tư, Cần nhanh chóng hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với công chức KBNN Lào Cai về: chế độ lương thưởng, chăm sóc sức khỏe, các nhu cầu về văn hóa, thể thao,… trên cơ sở những quy định của Nhà nước, của ngành.
Cơ chế tài chính của hệ thống KBNN áp dựng từ 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 54/2012/QĐ-TTg. Cơ chế đó có nhiều điểm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống KBNN. Tuy vậy, mức thu nhập trung bình của công chức KBNN vẫn tính bình quân không quá 02 lần của mức lương cơ bản là còn chưa phù hợp. Trong cùng hệ thống, có những bộ phận, những cá nhân có khối lượng công việc lớn, mức độ phức tạp những chỉ được hưởng bình quân như những công chức khác tạo sự bất bình đẳng.
106
Hơn nữa, thị trường lao động có liên quan đến ngành tài chính -ngân hàng phát triển mạnh mẽ, khan hiếm lao động chất lượng cao là một trở ngại với quá trình phát triển nguồn công chức của hệ thống KBNN. Đó có một số công chức có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ,… của hệ thống KBNN chuyển ngành và hệ thống KBNN không phải bao giờ cũng thu hút được những sinh viên xuất sắc nhất. Do vậy, tác giả kiến nghị cần có cơ chế ưu đãi, trả lương linh hoạt hơn, phân cấp mạnh mẽ cho cấp cơ sở. Kinh phí giao khoán phải được tính toán trên cơ sở tổng số biên chế được duyệt, nếu đơn vị số biên chế hiện có thấp hơn định biên thì cho phép Thủ trưởng đơn vị sử dụng phần kinh phí dôi ra để hỗ trợ cho những công chức phải gánh thêm phần công việc do thiếu biên chế.
Hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với công chức, thông qua việc khám chữa bệnh định kỳ 6 tháng hoặc 01 năm, phát hiện kịp thời những bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp,… của công chức để điều trị, chăm sóc. Nâng cao chất lượng các bữa ăn tại nhà ăn tập thể của cơ quan, đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đẩy mạnh các phong trào văn nghệ - thể thao, nâng cao kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe của với công chức. Nâng cấp, cải tạo hệ thống sân cầu lông, tennis phục vụ nhu cầu chơi thể thao của công chức, thường xuyên tổ chức các giải thể thao nhân các ngày lễ lớn, các ngày truyền thống, ngày kỷ niệm của đất nước, của ngành, của đơn vị để công chức có sân chơi, có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Có chủ trương, định hướng để các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công tổ chức các chương trình bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng làm vợ, làm mẹ, các khóa học khiêu vũ,… làm phong phú thêm đời sống tinh thần của công chức trong đơn vị.